Thông báo quyết định mở thủ tục phá sản có cần phải đăng trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia hay không?
- Trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán có được triệu tập phiên họp để xem xét, kiểm tra căn cứ chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?
- Thông báo quyết định mở thủ tục phá sản có cần phải đăng trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia hay không?
- Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại?
Trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán có được triệu tập phiên họp để xem xét, kiểm tra căn cứ chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không?
Trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán có được triệu tập phiên họp để xem xét, kiểm tra căn cứ chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được quy định tại Điều 42 Luật Phá sản 2014 như sau:
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.
2. Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
3. Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp cần thiết trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán được triệu tập phiên họp để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan.
Thông báo quyết định mở thủ tục phá sản có cần phải đăng trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia hay không? (Hình từ internet)
Thông báo quyết định mở thủ tục phá sản có cần phải đăng trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia hay không?
Thông báo quyết định mở thủ tục phá sản có cần phải đăng trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia được quy định tại Điều 43 Luật Phá sản 2014 như sau:
Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.
2. Quyết định không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
3. Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thông báo quyết định mở thủ tục phá sản được đăng trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Ngoài ra, còn được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.
Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại?
Thời hạn bao nhiêu ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại Điều 44 Luật Phá sản 2014 như sau:
Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
2. Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?