Yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc là gì? Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc được thực hiện như thế nào?
- Yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc là gì? Yếu tố có hại tại nơi làm việc là gì?
- Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc bao gồm những gì?
- Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc được thực hiện như thế nào?
- Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung gì?
Yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc là gì? Yếu tố có hại tại nơi làm việc là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 định nghĩa yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc như sau:
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 định nghĩa yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau:
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
Yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc là gì? Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định nội dung kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc bao gồm:
- Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
- Xác định Mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
- Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định việc nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc được thực hiện như sau:
- Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.
- Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.
- Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
1. Người sử dụng lao động hướng dẫn người lao động biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
2. Người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.
3. Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
a) Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc;
b) Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ;
c) Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;
đ) Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
e) Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, Điều tra tai nạn lao động.
4. Việc đánh giá hiệu quả biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
a) Việc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
b) Kết quả cải thiện Điều kiện lao động.
Như vậy theo quy định trên việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung sau:
- Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc.
- Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ.
- Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp;
- Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.
- Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, Điều tra tai nạn lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?