UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào? Việt Nam tham gia vào tổ chức UNICEF khi nào?

UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào? Việt Nam tham gia vào tổ chức UNICEF khi nào? chị H.Y - Hà Nội.

UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào? Việt Nam tham gia vào tổ chức UNICEF khi nào?

"UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào?" có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Để có thể giải đáp cho câu hỏi "UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào?" thì quý độc giả có thể tham khảo nội dung sau:

UNICEF là tên viết tắt của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc là Tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, có tôn chỉ mục đích là bảo vệ và phục vụ các nhu cầu về sự sống còn, tồn tại và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới.

Unicef có 8 Trụ sở khu vực trong đó có các trụ sở tại Giơ-ne-vơ, Tô-ky-ô, một trung tâm nghiên cứu ở Phlo-ren-xơ (Florence) và một trung tâm cung ứng tại Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch).

Ngày 11 tháng 12 năm 1946, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ/LHQ) đã thông qua nghị quyết 57 (I) thành lập Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp (United Nations International Children's Emergency Fund) – viết tắt là UNICEF, với mục đích ban đầu là cung cấp viện trợ khẩn cấp cho trẻ em châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Ngày 6 tháng 10 năm 1953, ĐHĐ/LHQ thông qua nghị quyết 802 (VIII), quyết định đổi tên Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp thành Quĩ Nhi đồng của LHQ (United Nations Children's Fund) song vẫn giữ tên viết tắt là UNICEF.

Theo đó, UNICEF có quan hệ với Việt Nam từ cuối năm 1975 trước khi Việt Nam trở thành thành viên của LHQ. Đây là một trong những TCQT đầu tiên có quan hệ với Việt Nam sau khi nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Viện trợ của UNICEF đã góp đáng kể cho việc thực hiện chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở nước ta. Đồng thời Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em vào năm 2001.

Nguồn: Bộ LĐ,TB &XH

https://www.molisa.gov.vn/baiviet/5795?tintucID=5795

UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào?

UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào? (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức UNICEF hiện nay ra sao?

Cơ cấu: Đứng đầu UNICEF là một Giám đốc Chấp hành. Hai Phó Giám đốc chấp hành giúp việc cho Giám đốc và một Ban thư ký. Ban thư ký có chức năng thực thi mọi công việc của UNICEF tại trụ sở UNICEF Niu Oóc và ở 8 Văn phòng UNICEF tại các khu vực với 126 văn phòng đại diện tại các nước phụ trách hơn 160 nước trên thế giới. Năm 1994, Ban thư ký này bao gồm 8.415 người. Năm 1998, đáp ứng lời kêu gọi tinh giản bộ máy của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Ban thư ký còn 6.200 người trong đó 84% làm việc ở các văn phòng khu vực và văn phòng đại diện của UNICEF ở 126 nước trên thế giới, số còn lại làm việc tại Trụ sở Trung ương Niu Oóc.

Cơ quan lãnh đạo của UNICEF là Hội đồng chấp hành UNICEF (HĐCH/UNICEF) bao gồm 36 nước thành viên của Liên hợp quốc được chọn bầu theo tỷ lệ phân bổ cho các khu vực địa lý.

Ban đầu, HĐCH bao gồm 30 thành viên, sau này tăng lên 41 thành viên và từ năm 1993, ĐHĐ/LHQ khoá 48 ra nghị quyết 48/162 qui định số thành viên HĐCH/UNICEF là 36.

Các thành viên này được phân bổ theo khu vực địa lý như sau: Châu Phi : 8; Châu Á : 7; các nước Đông Âu: 4; khu vực Mỹ la tinh và Vịnh Ca-ri-bê: 5; Tây Âu và các nước khác (gồm cả Nhật Bản): 12. Mỗi năm sẽ bầu lại 1/3 số thành viên nói trên tại phiên họp hàng năm của Hội đồng Kinh tế xã hội (ECOSOC). Nhiệm kỳ thành viên Hội đồng là 3 năm.

Mỗi năm HĐCH/UNICEF họp 4 kỳ: phiên thường kỳ thứ nhất, thứ hai , thứ ba vào các tháng 1, 3, 8 dương lịch và một phiên hàng năm bàn các vấn đề thực chất vào tháng 5 hoặc tháng 6 dương lịch. Nhiệm vụ chính của HĐCH/UNICEF là:

- Thực hiện các chính sách của Đại hội đồng LHQ, sự phối hợp và chỉ đạo của ECOSOC có liên quan tới các hoạt động của UNICEF.

- Tiếp nhận thông tin từ Giám đốc Chấp hành và chỉ đạo, chỉ thị cho Giám đốc Chấp hành về hoạt động của UNICEF.

- Bảo đảm các hoạt động và chiến lược hoạt động thực tiễn của UNICEF phù hợp với sự chỉ đạo chung về Chính sách của ĐHĐ/ LHQ và ECOSOC.

- Theo dõi hoạt động thực thi của UNICEF tại các nước.

- Thông qua các Chương trình hoạt động kể cả các Chương trình Quốc gia.

- Quyết định các kế hoạch về quản lý hành chính và ngân sách.

- Đề xuất những sáng kiến mới lên ECOSOC và thông qua ECOSOC, lên ĐHĐ/LHQ khi cần thiết .

- Khuyến khích và xem xét các sáng kiến mới về chương trình

- Đệ trình báo cáo hàng năm lên ECOSOC tại phiên họp thường kỳ bàn về các vấn đề thực chất, trong đó có thể nêu những khuyến nghị nhằm cải tiến việc phối hợp hoạt động trên thực địa.

Nguồn: Bộ LĐ,TB &XH

Trẻ em Việt Nam có những quyền nào theo quy định hiện nay?

Tại Mục I Chương II Luật Trẻ em 2016 quy định về các quyền trẻ em bao gồm:

(1) Quyền sống

(2) Quyền được khai sinh và có quốc tịch

(3) Quyền được chăm sóc sức khỏe

(4) Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

(5) Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

(6) Quyền vui chơi, giải trí

(7) Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

(8) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

(9) Quyền về tài sản

(10) Quyền bí mật đời sống riêng tư

(11) Quyền được sống chung với cha, mẹ

(12) Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

(13) Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

(14) Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

(15) Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

(16) Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

(17) Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

(18) Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

(19) Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

(20) Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

(21) Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

(22) Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

(23) Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
Trẻ em Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Trẻ em
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
Pháp luật
Lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào? Chuẩn và chỉ số là gì và được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Bộ LĐTB&XH hướng dẫn triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2024? Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Pháp luật
Trẻ em là từ bao nhiêu tuổi? Trẻ em được chăm sóc và bảo vệ thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Trẻ em nhiễm HIV bị cha mẹ bỏ rơi có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào? UNICEF ra đời vào năm nào? Việt Nam tham gia vào tổ chức UNICEF khi nào?
Pháp luật
Khi trẻ em có nguy cơ bị tổn thương được áp dụng biện pháp phòng ngừa sẽ bao gồm những biện pháp nào?
Pháp luật
Thời hạn tạm thời cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em là bao lâu?
Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được áp dụng biện pháp can thiệp khẩn cấp khi trẻ em được xác định có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng hay không?
Pháp luật
Gia đình thuộc diện hộ nghèo được thì trẻ đi học mẫu giáo có được hỗ trợ tiền ăn trưa hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ nhi đồng liên hợp quốc
4,060 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ nhi đồng liên hợp quốc Trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào