Tuyến đường sử dụng để vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam sẽ được quyết định dựa trên cơ sở nào?
Tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh sẽ được quyết định dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ vào Điều 46 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa
1. Căn cứ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
2. Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo những tuyến đường trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời gian quá cảnh hàng hóa, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép.
Theo như quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ căn cứ vào điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để quy định về tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
Lưu ý, hàng hóa hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam chỉ được vận chuyển trên những tuyến đường mà Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã quy định. Trong thời gian vận chuyển hàng hóa quá cảnh thì tuyến đường vận chuyển hàng hóa chỉ được thay đổi khi có sự cho phép của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Tuyến đường sử dụng để vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam sẽ được quyết định dựa trên cơ sở nào?
Những tuyến đường nào được dùng để vận chuyển hàng hóa quá cảnh?
Trước đây, những tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh được quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BGTVT.
Tại Điều 3 Thông tư 16/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa
1. Tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối tới các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.
2. Tuyến đường bộ vận chuyển quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến quốc lộ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và hệ thống đường cao tốc, đường tỉnh, đường đô thị kết nối tới các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam, các kho ngoại quan, cảng cạn, trung tâm logistics, địa điểm kiểm tra hải quan (được thành lập theo quy định của pháp luật hải quan).
3. Tuyến đường sắt vận chuyển quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến đường sắt quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tuyến đường thủy vận chuyển quá cảnh hàng hóa bao gồm các tuyến vận tải đường thủy nội địa cố định được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố; các tuyến vận tải nối giữa các cảng biển Việt Nam.
Theo đó, sẽ có 3 tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam là đường bộ, đường sắt và đường thủy kết nối tới các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam.
Cụ thể, tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông từ 16/2017/TT-BGTVT quy định về các tuyến đường bộ vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam như sau:
Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông từ 16/2017/TT-BGTVT quy định về các tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam như sau:
Tuy nhiên, Thông tư 16/2017/TT-BGTVT đã hết hiệu lực vào ngày 20/01/2022. Và đến thời điểm hiện tại, Bộ Giao thông vận tải vẫn chưa có quy định mới về những tuyến đường nào sẽ được vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam.
Quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa thông qua các nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 45 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa như sau:
Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa
1. Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.
2. Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.
3. Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.
5. Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa được thực hiện theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?