Từ ngày 15/9/2023, đối tượng áp dụng thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sử dụng trong giao thông vận tải gồm có những ai?

Từ ngày 15/9/2023, đối tượng áp dụng thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sử dụng trong giao thông vận tải gồm có những ai? Câu hỏi của anh Dũng ở Cà Mau.

Từ ngày 15/9/2023, đối tượng áp dụng thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải gồm có những ai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 21/2023/TT-BGTVT, quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật liên quan đến kiểm tra, kiểm định, nhập khẩu, thiết kế, sản xuất, hoán cải và khai thác sử dụng đối với các thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Thiết bị xếp dỡ được lắp đặt, sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt; thiết bị xếp dỡ chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt;
b) Nồi hơi, thiết bị áp lực được lắp đặt, sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt.
2. Thông tư này không áp dụng cho các thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực (sau đây gọi là thiết bị) khai thác sử dụng trên tàu biển, phương tiện thủy nội địa, công trình trên biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí, hệ thống đường ống dẫn dầu, khí đốt trên biển, thiết bị phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh, tàu cá.
3. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến kiểm tra, kiểm định, nhập khẩu, thiết kế, sản xuất, hoán cải, thử nghiệm và khai thác sử dụng các thiết bị quy định tại khoản 1 Điều này.”.

Theo đó, đối tượng áp dụng thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải gồm có: Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến kiểm tra, kiểm định, nhập khẩu, thiết kế, sản xuất, hoán cải, thử nghiệm và khai thác sử dụng các thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải.

Từ ngày 15/9/2023, đối tượng áp dụng thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sử dụng trong giao thông vận tải gồm có những ai? (Hình từ internet)

Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế đối với sản xuất, hoán cải thiết bị gồm có những giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 21/2023/TT-BGTVT, quy định về hồ sơ đề nghị thẩm định như sau:

Hồ sơ đề nghị thẩm định
Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế đối với sản xuất, hoán cải thiết bị gồm:
1. 01 (một) bản chính hoặc bản khai biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. 01 (một) bản sao điện tử tài liệu thiết kế thiết bị (đối với trường hợp nộp cổng dịch vụ công) hoặc 03 (ba) bản chính tài liệu thiết kế thiết bị (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Trường hợp không có quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hồ sơ thiết kế tối thiểu gồm:
a) Đối với sản xuất thiết bị: bản thuyết minh thiết kế; bản tính toán thiết kế; các bản vẽ tổng thành, kết cấu chính của thiết bị; bản vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính; danh mục các tổng thành, bộ phận chính kèm theo các thông số, tính năng kỹ thuật; quy trình kiểm tra và thử thiết bị;
b) Đối với hoán cải thiết bị: bản thuyết minh tính toán thiết kế liên quan đến nội dung hoán cải; bản vẽ tổng thể của thiết bị trước và sau hoán cải; bản vẽ và tài liệu kỹ thuật tổng thành, hệ thống để hoán cải; quy trình kiểm tra và thử thiết bị.”.

Theo đó, từ ngày 15/9/2023, hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế đối với sản xuất, hoán cải thiết bị gồm có các giấy tờ như sau:

- 01 (một) bản chính hoặc bản khai biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BGTVT.

- 01 (một) bản sao điện tử tài liệu thiết kế thiết bị (đối với trường hợp nộp cổng dịch vụ công) hoặc 03 (ba) bản chính tài liệu thiết kế thiết bị (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Trường hợp không có quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hồ sơ thiết kế tối thiểu gồm:

+ Đối với sản xuất thiết bị gồm có:

++ Bản thuyết minh thiết kế;

++ Bản tính toán thiết kế;

++ Các bản vẽ tổng thành,

++ Kết cấu chính của thiết bị;

++ Bản vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động và các đặc trưng kỹ thuật chính;

++ Danh mục các tổng thành, bộ phận chính kèm theo các thông số, tính năng kỹ thuật;

++ Quy trình kiểm tra và thử thiết bị;

+ Đối với hoán cải thiết bị gồm có:

++ Bản thuyết minh tính toán thiết kế liên quan đến nội dung hoán cải;

++ Bản vẽ tổng thể của thiết bị trước và sau hoán cải; bản vẽ và tài liệu kỹ thuật tổng thành, hệ thống để hoán cải;

++ Quy trình kiểm tra và thử thiết bị.

Trình tự, cách thức thực hiện thẩm định thiết kế đối với sản xuất, hoán cải thiết bị như thế nào?

Căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 1 Thông tư 21/2023/TT-BGTVT, quy định như sau:

Thực hiện thẩm định
1. Trình tự, cách thức thực hiện:
a) Cơ sở thiết kế nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công đến Cục Đăng kiểm Việt Nam 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công); nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả;
c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định thiết kế trong vòng 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở thiết kế; nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế;
d) Cơ sở thiết kế nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công.”.

Theo đó, trình tự, cách thức thực hiện thẩm định thiết kế đối với sản xuất, hoán cải thiết bị được thực hiện theo quy định nêu trên.

Thông tư 21/2023/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2023.

Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 21/2023/TT-BGTVT sửa đổi quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật trong giao thông vận tải?
Pháp luật
Từ ngày 15/9/2023, đối tượng áp dụng thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị sử dụng trong giao thông vận tải gồm có những ai?
Pháp luật
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện được sản xuất, lắp ráp là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện nhập khẩu cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Xe đạp điện nhập khẩu sẽ được nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến từ ngày 15/8/2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
787 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào