Từ năm 2022, xây dựng kế hoạch phát triển chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học tiếng dân tộc thiểu số như thế nào?

Tôi có nghe nói sắp tới sẽ có phát triển chương trình nâng cao chất lương các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông. Tôi rất quan tâm đến vấn đề này, nên tôi muốn biết chi tiết hơn về thông tin trên. Tôi xin cảm ơn!

Mục tiêu của chương trình nâng cao chất lương các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030?

Căn cứ Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 980/QĐ-BGDĐT ngày 13/04/2022 và Quyết định 142/QĐ-TTg ngày 27/01/2022 quy định mục tiêu của chương trình nâng cao chất lương các mông học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030 như sau:

- Đến năm 2025:

+ Hoàn thành biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số đã được ban hành chương trình môn học gồm các tiếng: Bahnar, Chăm, Ê đê, Khmer, Jrai, Mnông, Mông, Thái.

+ Bảo đảm đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với 08 tiếng dân tộc thiểu số sau khi biên soạn.

+ Ban hành mới ít nhất 01 chương trình môn học của tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông.

+ Đảm bảo đủ giáo viên tiếng dân tộc thiểu số, trong đó 45% giáo viên có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực.

- Đến năm 2030:

+ Ban hành mới ít nhất 02 chương trình môn học của tiếng dân tộc thiểu số đã có chữ viết để đưa vào dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông.

+ Ban hành sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc trung học đối với những tiếng dân tộc thiểu số có nhu cầu và đủ điều kiện dạy học; sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học bậc tiểu học đối với những tiếng dân tộc thiểu số mới ban hành chương trình.

+ Bảo đảm đủ 100% sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học đối với các tiếng dân tộc thiểu số sau khi biên soạn.

+ Phấn đấu đạt 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực.

Từ năm 2022, có kế hoạch phát triển chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học tiếng dân tộc thiểu số

Từ năm 2022, có kế hoạch phát triển chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học tiếng dân tộc thiểu số

Nội dung thực hiện chương trình nâng cao chất lương các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030?

Theo Quyết định 142/QĐ-TTg ngày 27/01/2022 và Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 980/QĐ-BGDĐT ngày 13/04/2022 thì nội dung thực hiện chương trình nâng cao chất lương các mông học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030 được quy định như sau:

- Phát triển chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên tiếng dân tộc thiểu số.

- Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng dân tộc thiểu số.

Tổ chức thực hiện chương trình nâng cao chất lương các môn học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030?

Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 980/QĐ-BGDĐT ngày 13/04/2022 quy định tổ chức thực hiện chương trình nâng cao chất lương các mông học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021 - 2030 như sau:

(1)Các đơn vị thuộc Bộ:

a) Vụ Giáo dục dân tộc: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai Kế hoạch; lập dự toán kinh phí hằng năm bảo đảm cho việc thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch của các đơn vị, địa phương.

b) Vụ Kế hoạch - Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, thẩm định và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt kinh phí hằng năm thực hiện Kế hoạch.

c) Vụ Giáo dục Đại học: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học trong việc mở mã ngành đào tạo, xây dựng các điều kiện đào tạo, tổ chức hoạt động đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số.

d) Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ căn cứ nhiệm vụ được giao, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch của đơn vị.

(2)Các sở giáo dục và đào tạo:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm đẩy nhanh việc đưa các tiếng dân tộc thiểu số vào dạy học trong trường học và nâng cao chất lượng dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hằng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch; xác định nhu cầu, giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu việc đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.

- Phối hợp với Bộ GDĐT trong kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch; thực hiện việc thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

(3) Các trường đại học:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số.

- Đẩy nhanh việc xây dựng các điều kiện đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số.

- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh trong đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số.

- Thực hiện thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất trong quá triển khai Kế hoạch về Bộ GDĐT.

Tiếng dân tộc thiểu số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số tại cơ sở giáo dục phổ thông được quy định ra sao?
Pháp luật
Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số năm 2023 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Học viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số được đánh giá hoàn thành chương trình khi đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Từ năm 2022, xây dựng kế hoạch phát triển chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học tiếng dân tộc thiểu số như thế nào?
Pháp luật
Quy định mới về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số có hiệu lực từ 03/06/2023 như thế nào?
Pháp luật
Biểu mẫu thống kê về bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức, viên chức là mẫu nào?
Pháp luật
Đẩy mạnh chất lượng dạy và học tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030?
Pháp luật
Người làm công tác giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số thì cần có những văn bằng, chứng chỉ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếng dân tộc thiểu số
960 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếng dân tộc thiểu số
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào