Truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán người thông qua tình tiết, thủ đoạn phạm tội như thế nào?

Cho tôi hỏi, truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo tình tiết, thủ đoạn phạm tội như thế nào? - Chị Trúc (TP.HCM)

Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài như thế nào?

Quy định tại Điều 4 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP:

Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài
1. Người sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 của Bộ luật Hình sự nếu hành vi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài để nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác;
b) Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Lợi dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài để tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để chuyển giao cho người nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
2. Trường hợp người môi giới biết mục đích của người nước ngoài là thông qua hoạt động xem mặt, chọn vợ (hoặc chồng) hoặc kết hôn để đưa người được chọn ra nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, bán cho người khác hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn thực hiện hành vi môi giới để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác của người nước ngoài thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 của Bộ luật Hình sự.

Theo đó, trong trường hợp người môi giới sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài theo quy định trên để nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, bán cho người khác hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.

Truy cứu trách nhiệm hình sự tội mua bán người thông qua tình tiết, thủ đoạn phạm tội như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP:

Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài
1. Người sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 của Bộ luật Hình sự nếu hành vi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Biết người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) ra nước ngoài sẽ bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn lừa gạt hoặc ép buộc người lao động và chuyển giao họ cho phía nước ngoài để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) cho phía nước ngoài bán người lao động cho người khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) để chuyển giao cho phía nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
2. Người sử dụng thủ đoạn môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài để lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (như: sau khi nhận tiền của người lao động đã chiếm đoạt và bỏ trốn, không thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
3. Người tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài không nhằm mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc không vì mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép hoặc tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Theo đó,người sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người trong các trường hợp sau đây:

- Ép buộc người lao động từ đủ 16 tuổi trở lên và chuyển giao họ cho phía nước ngoài dù biết họ ra nước ngoài sẽ bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác;

- Chuyển giao người lao động từ đủ 16 tuổi trở lên cho phía nước ngoài để bán cho người lao động khác;

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) để chuyển giao cho phía nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân như thế nào?

Theo Điều 6 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP quy định:

Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
1. Người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể quyết định sự sống của nạn nhân (ví dụ: tim, buồng gan...), làm nạn nhân chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 123 của Bộ luật Hình sự.
2. Người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân nhưng không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 150 của Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp này, nếu gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc làm nạn nhân chết do bị nhiễm trùng hoặc tự sát thì tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 3 Điều 150 của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, trong trường hợp người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân khiến nạn nhân chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người.

Người phạm tội đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân nhưng nạn nhân không chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn bán người. Nếu gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe, gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc làm nạn nhân chết do bị nhiễm trùng hoặc tự sát thì tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt lên đến 20 năm tù.

Mua bán người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chi tiết nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Pháp luật
6 nội dung trong kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 là gì?
Pháp luật
Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán phải có ít nhất bao nhiêu nhân viên? Ai có quyền cấp Giấy phép thành lập cơ sở này?
Pháp luật
Nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam có được hỗ trợ chi phí để quay về nơi cư trú hay không?
Pháp luật
Đưa người sang Campuchia rồi bán vào casino có phạm tội mua bán người không? Hành vi mua bán người sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Có bao nhiêu nhóm chính sách phòng chống mua bán người được quy định trong Luật phòng chống mua bán người 2011?
Pháp luật
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người có bao nhiêu nhóm nội dung được quy định trong Luật Phòng, chống mua bán người?
Pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bị mua bán người có mấy nhóm theo Luật Phòng chống mua bán người 2011?
Pháp luật
Có bao nhiêu nhóm nguyên tắc phòng chống mua bán người quy định trong Luật Phòng chống mua bán người 2011?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán người
897 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán người
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: