Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi có thể tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 ở những địa điểm nào?
Quy trình tiếp nhận, bảo quản vắc xin Covid-19 và vật tư tiêm chủng như thế nào?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 1 mục IV Công văn 947/VSDTTƯ-TCQG ngày 25/4/2022 về quy trình tiếp nhận, bảo quản vắc xin Covid-19 và vật tư tiêm chủng như sau:
(1) Tiếp nhận và phân phối vắc xin, vật tư tiêm chủng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố tiếp nhận, bảo quản, thực hiện cấp phát/vận chuyển vắc xin cho tuyến huyện.
Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện để bảo quản, đồng thời tiến hành cấp phát cho các xã.
Tuyến xã nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản và vận chuyển vắc xin cho các điểm tiêm chủng. Các xã/phường nhận vắc xin từ 1 - 2 ngày trước khi tiêm.
Cấp phát vận chuyển vắc xin tới các điểm tiêm chủng: Mỗi một điểm tiêm chủng phải có 1 đến 2 phích vắc xin để bảo quản đủ vắc xin, nước pha cho buổi tiêm chủng.
Các vật tư tiêm chủng khác (bơm kim tiêm, hộp an toàn., v.v.) phải có đầy đủ và sẵn sàng ở tuyến xã trước chiến dịch ít nhất 5 - 7 ngày.
(2) Bảo quản vắc xin, nước pha
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C tại các tuyến tỉnh, huyện, xã, điểm tiêm chủng. Ghi lại ngày bắt đầu bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C.
Lưu ý:
- Vắc xin Comirnaty đã bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C thì thời gian bảo quản, vận chuyển, tiêm chủng : KHÔNG QUÁ 10 TUẦN.
- Vắc xin Moderna đã bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C thì thời gian bảo quản, vận chuyển, tiêm chủng: KHÔNG QUÁ 30 NGÀY.
- Vắc xin đã rã đông KHÔNG ĐƯỢC làm đông băng trở lại.
Dung dịch dùng pha loãng vắc xin Comirnaty được cấp cùng với vắc xin. Dung dịch pha loãng có thể để chỗ mát ngoài dây chuyền lạnh.
Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi có thể tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 ở những địa điểm nào?
Trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi có thể tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 ở những địa điểm nào?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 mục IV Công văn 947/VSDTTƯ-TCQG ngày 25/4/2022 về việc bố trí các điểm tiêm chủng như sau:
Tùy theo từng địa phương có thể tổ chức tiêm tại những địa điểm tương ứng như sau:
Việc bố trí tổ chức các điểm tiêm chủng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Nên tổ chức hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em riêng để tránh nhầm lẫn.
Bố trí điểm tiêm chủng tại bệnh viện để tiêm chủng cho các đối tượng thận trọng cần được tiêm tại cơ sở có đủ điều kiện sàng lọc, cấp cứu.
(1) Điểm tiêm chủng tại trạm y tế
Bố trí điểm tiêm chủng phải đảm bảo 1 chiều, bố trí bàn đón tiếp, bàn khám phân loại, bàn tiêm, khu vực chờ và khu vực theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm chủng.
Có sơ đồ hướng dẫn quy trình 1 chiều để người đến tiêm chủng dễ dàng thực hiện theo các bước trong quy trình.
Cán bộ y tế được tập huấn về triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và khám sàng lọc tiêm chủng trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em.
Huy động thêm người hỗ trợ cho buổi tiêm chủng: hướng dẫn đối tượng, sắp xếp tại điểm tiêm, ghi chép vào danh sách đối tượng, ghi Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhập liệu.
(2) Điểm tiêm tại trường học
Cần phối hợp với ban giám hiệu nhà trường trong bố trí, sắp xếp khu vực điểm tiêm chủng đủ rộng, theo nguyên tắc một chiều.
Đề nghị có sự tham gia, hỗ trợ của thầy/cô giáo/ cán bộ y tế nhà trường để đảm bảo sự tham gia đầy đủ của học sinh và phối hợp giải quyết các trường hợp cần thiết, phối hợp theo dõi sức khỏe của học sinh ở trường sau tiêm chủng. Hướng dẫn học sinh, sắp xếp học sinh tại điểm tiêm chủng (đặc biệt khu vực chờ), đối chiếu danh sách học sinh và Giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin COVID-19.
Lưu ý: lứa tuổi này rất dễ có phản ứng lan truyền do sợ tiêm, vì vậy cần tổ chức cuốn chiếu theo lớp, theo từng tổ để tránh gây mất trật tự, hay lẫn lộn giữa trẻ đã tiêm và chưa được tiêm.
(3) Điểm tiêm chủng lưu động
Việc bố trí điểm tiêm chủng lưu động tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng phải dựa trên kế hoạch chi tiết của xã/phường về:
Địa bàn: cho từng thôn bản xa hoặc vài thôn bản gần nhau vào cùng 1 điểm tiêm chủng, tuy nhiên không nên bố trí 1 điểm tiêm chủng chịu trách nhiệm cho quá nhiều thôn (có thể áp dụng 2 thôn/1 điểm cho những thôn không quá xa, đi lại không quá khó khăn, 4- 5 thôn/điểm cho những thôn vùng thuận lợi hơn).
Thời gian duy trì điểm tiêm chủng lưu động cần được xác định rõ ràng và thông báo trước cho địa bàn phục vụ, trong đó thời lượng để rà soát huy động đối tượng sẽ do cán bộ tại cơ sở phối hợp khớp với thời gian điểm tiêm hoạt động.
Phương thức thực hiện: cuốn chiếu bằng cách thực hiện ở các thôn bản xa trạm y tế trước rồi đến những thôn bản gần sau. Không nên để khoảng cách từ nhà người dân đến điểm tiêm chủng quá 5 km hoặc trên 1 giờ đi bộ.
Tổ chức tiêm vét sau mỗi buổi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ như thế nào?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 mục IV Công văn 947/VSDTTƯ-TCQG ngày 25/4/2022 về kế hoạch tiêm vét như sau:
Vào cuối mỗi buổi tiêm, đánh dấu và xác định các đối tượng chưa tiêm trong danh sách. Kịp thời thông báo trên loa truyền thanh hoặc tìm cách thông báo cho đối tượng chưa được tiêm để tiêm vét.
Tổng hợp số lượng những đối tượng chưa tiêm hoặc hoãn tiêm để có kế hoạch cụ thể tổ chức tiêm vét.
Cần tổ chức tiêm vét vắc xin COVID-19 tại trạm y tế xã/ phường để đảm bảo độ bao phủ vắc xin COVID-19 cho trẻ em trên 95%. Có thể tổ chức tiêm vét vào ngày cuối của chiến dịch tiêm chủng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?