Thời gian đóng chắn đường ngang có người gác trước khi tàu đến là bao lâu? Yêu cầu về hệ thống phòng vệ đường ngang như thế nào?
Đóng chắn đường ngang có người gác trước khi tàu đến trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 23 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Chắn đường ngang có người gác
1. Trên đường bộ hai bên đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đặt chắn đường ngang để ngăn các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ khi có tàu đến. Chắn đường ngang đặt cách mép ray ngoài cùng tối thiểu 04 mét (m). Trường hợp địa hình hạn chế, chắn phải được đặt tại vị trí không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
2. Chắn đường ngang bắt đầu đóng từ phía bên phải sang phía trái theo hướng đi vào đường ngang. Trường hợp đường ngang có nhiều chắn phải đóng chắn phía bên phải theo hướng đi vào đường ngang trước; các chắn còn lại được đóng sau. Khi chắn đã đóng phải ngăn toàn bộ mặt đường bộ.
3. Chắn đường ngang có thể lắp động cơ điện để hỗ trợ nhân viên gác chắn thao tác đóng, mở chắn hoặc sử dụng cần chắn điện do người điều khiển hoặc sử dụng cần chắn tự động đóng kín mặt đường bộ.
4. Thời gian đóng chắn đường ngang:
a) Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất: 60 giây đối với chắn điện và cần chắn tự động; 90 giây đối với chắn thủ công;
b) Không đóng chắn trước quá 03 phút đối với đường ngang cấp I, cấp II và quá 05 phút đối với đường ngang cấp III trước khi tàu đến đường ngang; trừ trường hợp đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng chắn ở trạng thái thường xuyên đóng.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì chắn đường ngang có người gác phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến trong thời gian ít nhất 60 giây đối với chắn điện và cần chắn tự động; 90 giây đối với chắn thủ công.
*Lưu ý: Không đóng chắn trước quá 03 phút đối với đường ngang cấp 1, cấp 2 và quá 05 phút đối với đường ngang cấp 3 trước khi tàu đến đường ngang; trừ trường hợp đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng chắn ở trạng thái thường xuyên đóng.
Thời gian đóng chắn đường ngang có người gác trước khi tàu đến là bao lâu? Yêu cầu về hệ thống phòng vệ đường ngang như thế nào? (Hình từ internet)
Yêu cầu về hệ thống phòng vệ đường ngang khi xây dựng, lắp đặt vào đường ngang như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về hệ thống phòng vệ đường ngang như sau:
Hệ thống phòng vệ đường ngang
1. Hệ thống phòng vệ đường ngang khi xây dựng, lắp đặt vào đường ngang phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại hình thiết bị;
b) Phải được bố trí đầy đủ, phù hợp với loại hình đường ngang, thường xuyên kiểm tra và duy trì trạng thái kỹ thuật hoạt động ổn định, an toàn, phòng ngừa tai nạn trong suốt quá trình khai thác, sử dụng đường ngang.
2. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, không được tự ý di chuyển, chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của hệ thống phòng vệ đường ngang.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi xây dựng hệ thống phòng vệ đường ngang vào đường ngang phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại hình thiết bị;
- Phải được bố trí đầy đủ, phù hợp với loại hình đường ngang, thường xuyên kiểm tra và duy trì trạng thái kỹ thuật hoạt động ổn định, an toàn, phòng ngừa tai nạn trong suốt quá trình khai thác, sử dụng đường ngang.
Trong nhà gác đường ngang phải bố trí các thiết bị gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Thiết bị tại nhà gác đường ngang
1. Trong nhà gác đường ngang phải bố trí đầy đủ các thiết bị sau đây:
a) Điện thoại liên lạc với trực ban ga báo chắn đường ngang;
b) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;
c) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt đối với đường ngang quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;
d) Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang;
đ) Thiết bị điều khiển chắn đường ngang đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 của Thông tư này;
e) Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác đường ngang;
g) Đồng hồ báo giờ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trong nhà gác đường ngang cần phải bố trí đầy đủ các thiệt bị như sau:
- Điện thoại liên lạc với trực ban ga báo chắn đường ngang;
- Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;
- Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt đối với đường ngang quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT;
- Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang;
- Thiết bị điều khiển chắn đường ngang đối với trường hợp chắn đường ngang có thể lắp động cơ điện để hỗ trợ nhân viên gác chắn thao tác đóng, mở chắn hoặc sử dụng cần chắn điện do người điều khiển hoặc sử dụng cần chắn tự động đóng kín mặt đường bộ.
- Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác đường ngang;
- Đồng hồ báo giờ.
Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- https vietnamdefence vdi org vn vi dang-ky-tham-quan.html Đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?
- Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng với người có tài sản đấu giá làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá thì có vi phạm pháp luật không?
- Đã có Thông tư 72 2024 quy định quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- Trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng ra sao?
- Người đang là công chức có thể là nhân viên đại lý thuế hay không? Nhân viên đại lý thuế phải tốt nghiệp đại học các chuyên ngành nào?