Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?

Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)? - Câu hỏi của anh D.K (Quảng Ninh).

Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT quy định mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc bình thường không vượt quá các giá trị quy định tại bảng sau:

Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn

Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) - dBA

8 giờ

85

4 giờ

88

2 giờ

91

1 giờ

94

30 phút

97

15 phút

100

7 phút

103

3 phút

106

2 phút

109

1 phút

112

30 giây

115

Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.

Như vậy, theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ tại các cơ sở sản xuất không được vượt quá 85 decibel (dBA).

Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?

Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?

Quy định quản lý mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn tại nơi làm việc thế nào?

Theo Mục IV Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT quy định quản lý mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn tại nơi làm việc như sau:

m- Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với tiếng ồn phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra tiếng ồn nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.

- Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc.

- Nếu tiếng ồn nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.

Người lao động làm các nghề, công việc nào có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn theo quy định năm 2024?

Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định công việc có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn như sau:

- Làm việc tại sân bay;

- Luyện, cán thép;

- Khai khoáng, mỏ;

- Dệt;

- Xây dựng;

- Cơ khí;

- Huấn luyện bắn súng;

- Bộ đội tăng, thiết giáp, pháo binh;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với tiếng ồn.

Như vậy, người lao động làm các nghề, công việc trên có thể bị bệnh điếc do tiếng ồn.

Người lao động được trợ cấp hàng tháng từ quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu rõ như sau:

Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.
3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
5. Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
8. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.

Như vậy, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sử dụng để chi trợ cấp hàng tháng.

Bên cạnh đó, tại Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:

Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 của Luật bảo hiểm xã hội.
6. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Theo đó, người lao động được trợ cấp hàng tháng từ quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN, khi bị suy giảm khả năng lao động ở trường hợp NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
Pháp luật
Các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra những hậu quả gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
Pháp luật
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
Pháp luật
QCVN 35:2024/BGTVT về Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 1/10/2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BGTVT ra sao?
Pháp luật
QCVN 115:2024/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGTVT mới nhất ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam 06:2022/BXD theo Công văn 98/C07-P4 năm 2023 ra sao?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ EMC mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
QCVN 05:2016/BTC Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 101:2020/BTTTT về Pin lithium cho thiết bị cầm tay như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc
572 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc Quy chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: