Thanh tra chuyên ngành là gì? Trình tự, thủ tục thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?

Nhờ Ban tư vấn cho tôi hỏi, Thanh tra chuyên ngành là gì? Thanh tra chuyên ngành được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của chú Hào (Đồng Tháp)

Thế nào là thanh tra chuyên ngành?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Thanh tra 2022khoản 3 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
1. Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
...
3. Thanh tra chuyên ngành là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực.

Theo đó, có thể hiểu, thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra. Trong đó, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành sẽ xem xét, đánh giá, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực trong việc chấp hành các nội dung sau:

- Pháp luật chuyên ngành;

- Quy định chuyên môn - kỹ thuật;

- Quy tắc quản lý.

Thanh tra chuyên ngành là gì? Trình tự, thủ tục thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?

Thanh tra chuyên ngành là gì? Trình tự, thủ tục thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Mục đích và nguyên tắc thanh tra được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Thanh tra 2022, hoạt động thanh tra được thực hiện nhằm các mục đích sau:

- Phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục;

- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;

- Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực;

- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Về nguyên tắc hoạt động thanh tra, Điều 4 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:

Nguyên tắc hoạt động thanh tra
1. Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
2. Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.

Như vậy, theo quy định tại Luật Thanh tra 2022 thì mục đích và nguyên tắc hoạt động thanh tra được thực hiện theo các nội dung nêu trên.

Trình tự, thủ tục thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành ra sao?

Đối chiếu với quy định của Luật Thanh tra 2022 thì một cuộc thanh tra chuyên ngành được thực hiện bao gồm 03 giai đoạn sau:

- Chuẩn bị thanh tra;

- Tiến hành thanh tra trực tiếp;

- Kết thúc cuộc thanh tra.

Cụ thể trình tự, thủ tục để thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Thanh tra 2022 như sau:

Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành
1. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:
a) Chuẩn bị thanh tra, bao gồm: ban hành quyết định thanh tra; thông báo về việc công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật này.
Trường hợp để bảo đảm việc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp, trước khi ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có thể quyết định việc thu thập thông tin theo quy định tại Điều 58 của Luật này;
b) Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm: công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật này; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thanh tra (nếu có); kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp;
c) Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm: báo cáo kết quả thanh tra; xây dựng dự thảo kết luận thanh tra; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, trừ trường hợp không cần thiết phải thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này; ban hành kết luận thanh tra; công khai kết luận thanh tra.

Như vậy, một cuộc thanh tra chuyên ngành bao gồm 03 giai đoạn sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục nêu trên.

Có được thực hiện thanh tra chuyên ngành khác với trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật Thanh tra không?

Tại khoản 2 Điều 50 Luật Thanh tra 2022khoản 3 Điều 50 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:

Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành
...
2. Trường hợp luật khác có quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành khác với quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
3. Trường hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của ngành, lĩnh vực, theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành khác với quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải bảo đảm có tối thiểu các thủ tục về ban hành quyết định thanh tra, công bố quyết định thanh tra, tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, ban hành kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra

Theo đó, có thể thực hiện thanh tra chuyên ngành theo trình tự, thủ tục khác với quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Thanh tra 2022 trong 02 trường hợp sau:

- Trường hợp luật khác có quy định;

- Trình tự, thủ tục khác do Chính Phủ quy định để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thủ của ngành, lĩnh vực. Trong đó, cần phải đảm bảo có các hoạt động sau:

+Ban hành quyết định thanh tra;

+ Công bố quyết định thanh tra;

+ Tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;

+ Ban hành kết luận thanh tra

+ Công khai kết luận thanh tra.

Luật Thanh tra 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.

Thanh tra chuyên ngành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc là công chức không? Viên chức được không?
Pháp luật
Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Pháp luật
Ai có quyền đề nghị Chánh Thanh tra Bộ cấp mới Thẻ công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ?
Pháp luật
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc phải là công chức của cơ quan được giao nhiệm vụ không?
Pháp luật
Thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc thẩm quyền của ai và được tiến hành trong bao lâu?
Pháp luật
Thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm là gì? Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ra sao?
Pháp luật
Đối tượng của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ là ai? Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành KHCN gồm những cơ quan nào?
Pháp luật
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có được xem là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra không?
Pháp luật
Mẫu Biên bản bàn giao hồ sơ thanh tra chuyên ngành về hải quan hiện nay? Hồ sơ cuộc thanh tra chuyên ngành về hải quan gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành về hải quan mới nhất hiện nay? Hồ sơ trình ký thông qua kết quả thanh tra chuyên ngành về hải quan cần những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh tra chuyên ngành
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
19,493 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh tra chuyên ngành
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: