Sử dụng người lao động là người khuyết tật nặng làm thêm giờ mà không được người khuyết tật đồng ý thì bị xử phạt như thế nào?

Sử dụng người lao động là người khuyết tật nặng làm thêm giờ mà không được người khuyết tật đồng ý thì bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của anh Thắng ở Phú Yên.

Có được sử dụng người lao động là người khuyết tật nặng làm thêm giờ không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi sử dụng người lao động là người khuyết tật nặng làm thêm giờ là hành vi bị nghiêm cấm.

Tuy nhiên bên sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động là người khuyết tật nặng làm thêm giờ nếu được người lao động là người khuyết tật đồng ý.

Sử dụng người lao động là người khuyết tật nặng làm thêm giờ mà không được người khuyết tật đồng ý thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ internet)

Sử dụng người lao động là người khuyết tật nặng làm thêm giờ mà không được người khuyết tật đồng ý thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi, người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
a) Không tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ;
b) Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên hoặc khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì hành vi sử dụng người lao động là người khuyết tật nặng làm thêm giờ mà không được người khuyết tật đồng ý thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đối với cá nhân vi phạm.

Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần đối với cá nhân là: 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng người lao động là người khuyết tật nặng làm thêm giờ mà không được người khuyết tật là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng người lao động là người khuyết tật nặng làm thêm giờ là 01 năm.

Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức trợ cấp người khuyết tật năm 2024? Đối tượng nào được nhận trợ cấp người khuyết tật năm 2024?
Pháp luật
Trường dành cho người khuyết tật được Nhà nước quan tâm như thế nào? Trường dành cho người khuyết tật sẽ dùng phương thức ngôn ngữ nào để dạy học?
Pháp luật
Người khuyết tật đặc biệt nặng được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng bao nhiêu tiền? Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng?
Pháp luật
2 tháng 4 là ngày gì? Vì sao có Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ? Trẻ em tự kỷ có được xem là người khuyết tật hay không?
Pháp luật
Người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng thì có được hưởng chế độ trợ cấp xã hội không?
Pháp luật
Người khuyết tật có được đăng ký kết hôn lưu động tại nhà? Kết hôn lưu động cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Người khuyết tật được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế như thế nào khi tham gia khám bệnh, chữa bệnh?
Pháp luật
Hành vi cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật? Phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật là phương pháp nào?
Pháp luật
Người khuyết tật nặng có được miễn giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng các dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,069 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: