Hàng hóa nào của doanh nghiệp chế xuất thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định?

Hàng hóa nào của doanh nghiệp chế xuất thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu? Doanh nghiệp chế xuất phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa vào thời điểm nào? Câu hỏi của anh C từ Hải Phòng.

Hàng hóa nào của doanh nghiệp chế xuất thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:

Đối tượng chịu thuế
...
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
4. Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:

Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
...

Đối chiếu với các quy định trên thì hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

Hàng hóa nào của doanh nghiệp chế xuất thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định?

Hàng hóa nào của doanh nghiệp chế xuất thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp chế xuất phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa vào thời điểm nào?

Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:

Thời hạn nộp thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.

Theo quy định trên thì doanh nghiệp chế xuất phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Trừ các trường hợp sau:

- Trường hợp doanh nghiệp chế xuất được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế.

- Trường hợp doanh nghiệp chế xuất được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp.

Doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa nào?

Doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
...
4. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này và các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan như sau:
a) Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định áp dụng đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế;
b) Vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng được lựa chọn thực hiện hoặc không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam;
...

Theo đó, doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với: vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất dịch vụ sửa chữa nhưng sửa tại nội địa có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất bán phế liệu, phế phẩm vào thị trường nội địa thì ai có trách nhiệm mở tờ khai hải quan?
Pháp luật
Phí kho bãi cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất thì có được áp thuế suất thuế GTGT là 0% hay không?
Pháp luật
Thủ tục đầu tư đối với doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghệ cao mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất có phải lập hóa đơn khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu không?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài bán cho doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan trong trường hợp nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp chế xuất được thanh lý hàng hóa nhập khẩu nào? Có cần đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu khi thanh lý không?
Pháp luật
Hóa đơn bán hàng giữa doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp nội địa phải ghi rõ nội dung nào theo quy định?
Pháp luật
Hàng hóa nào của doanh nghiệp chế xuất thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định?
Pháp luật
Cung cấp suất ăn công nghiệp cho doanh nghiệp chế xuất sẽ áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu phần trăm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp chế xuất
388 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp chế xuất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào