Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm những nội dung như thế nào?

Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm những nội dung như thế nào? Câu hỏi của bạn Thư ở Nam Định.

Mục tiêu của quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục a Mục 2 Chương I Quyết định 819/QĐ-TTg 2023, mục tiêu của quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quy định như sau:

Mục tiêu đến năm 2030:

- Phát triển hạ tầng phòng cháy và chữa cháy đồng bộ, hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiến tới đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới; kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của quốc gia; kiềm chế sự gia tăng về cháy, nổ, bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người và tài sản, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, với một số nội dung cụ thể như sau:

+ Xây dựng mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy, trong đó ưu tiên bố trí trụ sở các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực đô thị, các khu vực trọng điểm về phòng cháy và chữa cháy, đảm bảo mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có tối thiểu 01 đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, công trình phục vụ ứng phó khẩn cấp, huấn luyện, chỉ huy điều hành, kiểm định phương tiện và nghiên cứu khoa học - công nghệ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ...

Đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Bảo đảm các điều kiện làm việc và hoạt động của các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở và chuyên ngành, đội dân phòng phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương theo quy định của pháp luật;

+ Phát triển đồng bộ hệ thống cấp nước phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm yêu cầu về lưu lượng, áp lực cần thiết theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; khai thác triệt để và sử dụng hiệu quả các nguồn nước phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy;

- Phát triển đồng bộ các loại hình giao thông đáp ứng yêu cầu phòng cháy và chữa cháy; từng bước mở rộng, nâng cấp các tuyến đường, phố, ngõ trong các khu dân cư để xe chữa cháy có thể hoạt động khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố;

- Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hiện đại hóa hạ tầng thông tin, hệ thống trung tâm thông tin chỉ huy; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy chữa cháy và truyền tin bảo sự cổ;

Đảm bảo đồng bộ, thống nhất với hệ thống thông tin chỉ huy ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hệ thống cơ sở dữ liệu nghiệp vụ của các bộ, ngành, địa phương; hoàn thành chuyển đổi số và cung cấp dịch vụ công mức độ cao nhất trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

Tầm nhìn đến năm 2050:

Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới trụ sở, doanh trại Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi toàn quốc; đảm bảo bán kính bảo vệ của các đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới;

Đảm bảo hệ thống cấp nước phòng cháy, chữa cháy, các loại hình giao thông và hệ thống thông tin chỉ huy điều hành chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hiện đại, thống nhất, được kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm những nội dung như thế nào? (Hình từ internet)

Nhu cầu sử dụng đất phục vụ hạ tầng công tác phòng cháy chữa cháy đến đến năm 2030 được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Chương IV Quyết định 819/QĐ-TTg 2023, quy định về nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030 như sau:

- Nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2030 khoảng 800 ha trong tổng số 72.330 ha đất an ninh quy định tại Nghị quyết 39/2021/QH15 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia năm 2021 - 2025.

- Nhu cầu sử dụng đất dành cho hạ tầng phòng cháy và chữa cháy (hệ thống cung cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc, trụ sở, doanh trại, công trình của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, cơ sở, dân phòng và tình nguyện) nằm trong quy hoạch tỉnh, ngành, lĩnh vực liên quan và không thuộc quy hoạch sử dụng đất an ninh.

Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng công tác phòng cháy chữa cháy được quy định ra sao?

Căn cứ tại Chương V Quyết định 819/QĐ-TTg 2023, quy định về nhu cầu vốn đầu tư như sau:

- Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng phòng cháy và chữa cháy (mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình; hệ thống thông tin liên lạc) cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2030 dự kiến khoảng 89.332 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn vốn địa phương hỗ trợ; nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, trong đó chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước.

- Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng phòng cháy và chữa cháy tại các bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương được xác định trong quá trình lập, phê duyệt các dự án cụ thể của các bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi chưa được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh không?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có thuộc đối tượng phải kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy không?
Pháp luật
Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy?
Pháp luật
Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ nào thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy?
Pháp luật
Thủ tục, hồ sơ cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
Pháp luật
Tài xế xe khách 45 chỗ ngồi có phải là đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy hay không?
Pháp luật
Hộ gia đình tiến hành các hoạt động trong rừng có cần phải chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy hay không?
Pháp luật
Bình chữa cháy có bắt buộc phải có màu đỏ không? Bình chữa cháy loại xách tay và có bánh xe nên được bố trí ở những vị trí nào là phù hợp?
Pháp luật
Việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng bao gồm những gì?
Pháp luật
Đơn vị tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy cho hạng mục thi công tại tòa nhà văn phòng có cần chứng chỉ gì không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy và chữa cháy
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
716 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy và chữa cháy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: