Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước? Đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước?
Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước?
Sáng ngày 27/11, với 431/468 (87,25%) đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật gồm 7 chương, 46 điều.
Theo đó, Luật Căn cước mới có một số nội dung nổi bật như:
- Đổi tên thẻ Căn cước công dân thành Thẻ căn cước
- Không thể hiện các thông tin về quê quán, vân tay trên thẻ căn cước.
- Bổ sung quy định về người được cấp thẻ căn cước
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội
Xem thêm:
>> Đã có file 7 Luật mới thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 Khóa XV
>> 10 điểm mới về Thẻ căn cước khi chính thức thông qua Luật Căn cước mới
Quốc hội chính thức thông qua Luật Căn cước? Đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước? (Hình từ Internet)
Chính thức đổi tên Thẻ Căn cước công dân thành Thẻ căn cước?
Theo thông tin từ Cổng TTĐT Quốc hội, về tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước.
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 và phiên họp UBTVQH giữa 02 đợt của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, hầu hết ý kiến ĐBQH đều đồng ý với tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước.
UBTVQH cho rằng, việc sử dụng tên gọi Luật căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.
Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, thì việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.
Do đó, UBTVQH nhận thấy, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ Nhân dân.
Như vậy, sau khi biểu quyết thông qua Luật Căn cước mới chính thức đổi tên thẻ Căn cước công dân thành Thẻ Căn cước.
Bỏ các thông tin về quê quán, vân tay trên thẻ căn cước theo Luật Căn cước mới?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 có nội dung như sau:
Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6, về thu thập, cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước (Điều 16), có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về việc thu thập thông tin sinh trắc học về mống mắt vào điểm d khoản 1 tương tự như đối với việc thu thập thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện triển khai trong thực tiễn. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khẳng định, khoa học hiện nay đã chứng minh, cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian.
Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo Luật đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.
Theo đó, Luật Căn cước 2023 mới nêu các trường thông tin thể hiện trên thẻ căn cước bao gồm ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.
Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được bỏ không cần thể hiện trên thẻ căn cước.
>> Xem thêm nội dung Bỏ các thông tin về quê quán, vân tay trên thẻ căn cước theo Luật Căn cước mới tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?