Phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước thực hiện theo quy định mới nhất 2024 ra sao?

Phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước thực hiện theo quy định mới nhất 2024 ra sao? Chị T ở Hà Nội

Phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước thực hiện theo quy định mới nhất 2024 ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Tài nguyên nước 2023 thì việc phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước thực hiện như sau:

(1) Lập danh mục nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm cần phục hồi;

(2) Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; ưu tiên phục hồi các dòng sông, đoạn sông cạn kiệt, không có dòng chảy, ô nhiễm nghiêm trọng trong danh mục nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm cần phục hồi; bố trí nguồn lực thực hiện;

(3) Điều chỉnh chế độ vận hành, bổ sung, nâng cấp các công trình điều tiết, tích trữ nước, xây dựng các đập, hồ chứa, trạm bơm, công trình dẫn nước, nạo vét nhằm dâng nước, tiếp nước, khôi phục dòng chảy, cải thiện, nâng cao khả năng lưu thông của dòng chảy, số lượng, chất lượng nguồn nước, bổ sung nhân tạo nước dưới đất; xử lý ô nhiễm môi trường; xử lý, kiểm soát nước thải; sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước.

Căn cứ vào quy hoạch về tài nguyên nước được phê duyệt, mức độ, phạm vi suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước trên các lưu vực sông, yêu cầu khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập danh mục nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm cần phục hồi; xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đầu tư dự án xây dựng đập, hồ chứa trên các sông thuộc danh mục nguồn nước cần phục hồi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Luật Tài nguyên nước 2023 phải lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức lưu vực sông nơi triển khai dự án về nội dung phục hồi nguồn nước trước khi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư dự án.

Tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Điều 73, Điều 74 Luật Tài nguyên nước 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Kinh phí phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm được bố trí từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp bảo vệ môi trường, đầu tư phát triển, quỹ bảo vệ môi trường, nguồn chi trả của đối tượng gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, nguồn đóng góp khác của tổ chức, cá nhân.

Việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia còn phải thực hiện theo quy định sau đây:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nguồn nước liên quốc gia phải kịp thời xử lý và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về sự cố ô nhiễm nguồn nước xảy ra trên địa bàn;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, tổ chức lưu vực sông, cơ quan có liên quan phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia để tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn và khắc phục hậu quả phù hợp với pháp luật quốc tế và các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước thực hiện theo quy định mới nhất 2024 ra sao?

Phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước thực hiện theo quy định mới nhất 2024 ra sao? (Hình từ Internet)

Ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BTNMT năm 2023 thì việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước được quy định như sau:

- Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp với Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Viện Khoa học tài nguyên nước, Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố ô nhiễm nguồn nước theo thẩm quyền.

Cung cấp thông tin về vị trí, khu vực sự cố ô nhiễm nguồn nước cho Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia để tăng cường dự báo khí tượng thủy văn cho khu vực.

- Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tăng cường dự báo khí tượng thủy văn cho khu vực xảy ra sự cố phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả.

- Cục Viễn thám quốc gia phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn theo dõi, cung cấp ảnh viễn thám phục vụ công tác khắc phục hậu quả sự cố.

- Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường phối hợp với các đơn vị, địa phương theo dõi tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực; xây dựng kế hoạch phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp trước mắt để khắc phục và xử lý ô nhiễm.

- Viện Khoa học tài nguyên nước cung cấp kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, công nghệ ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước.

- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với các đơn vị và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh để hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác khắc phục sự cố.

Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 thì ô nhiễm nguồn nước được hiểu là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật và tự nhiên.

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 trừ khoản 3, 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023

Ô nhiễm nguồn nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước thực hiện theo quy định mới nhất 2024 ra sao?
Pháp luật
Nguồn nước được chia theo từng chức năng cụ thể nào? Trường hợp xảy ra ô nhiễm nguồn nước thì việc xác định nguồn nước dự phòng được quy định ra sao?
Pháp luật
Việc ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước được thực hiện như thế nào? Nguyên tắc phối hợp trong ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước như thế nào?
Pháp luật
Khi xảy ra sự cố gây ô nhiễm nguồn nước mà cơ sở sản xuất không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Kinh phí để khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây sự cố được lấy từ đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ô nhiễm nguồn nước
5,747 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ô nhiễm nguồn nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào