Nội dung hạch toán điều chuyển tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành giữa các kho tiền được quy định ra sao từ năm 2023?

Cho tôi hỏi: Nội dung hạch toán điều chuyển tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành giữa các kho tiền được quy định ra sao từ năm 2023? - Câu hỏi của chị Phương (Hà Tĩnh)

Vận chuyển tiền mặt phải tuân thủ theo những nguyên tắc gì?

Căn cứ theo nội dung tại Điều 29 Thông tư 33/2017/TT-BTC, nguyên tắc tổ chức vận chuyển tiền mặt được thực hiện như sau:

- Vận chuyển tiền mặt giữa các đơn vị Kho bạc Nhà nước phải có lệnh của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước hoặc Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh.

- Tuvệt đối giữ bí mật về thời gian, tuyến đường, phương tiện vận chuyển, địa điểm giao, nhận và khối lượng, giá trị hàng hóa vận chuyển.

- Tiền mặt khi vận chuyển phải đóng gói trong bao, túi, hòm và được niêm phong.

- Vận chuyển tiền mặt phải đi ban ngày (trừ trường hợp vận chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, tàu biển).

- Không bố trí những người như: Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi (vợ hoặc chồng), vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột (kể cả anh chị em ruột vợ hoặc chồng) cùng thực hiện một chuyến vận chuyển.

- Người không có nhiệm vụ không được đi cùng trên phương tiện vận chuyển tiền mặt (trừ trường hợp vận chuyển bằng phương tiện công cộng).

- Việc tổ chức vận chuyển phải tuân thủ theo quy trình: Bắt đầu từ khi nhận, đóng gói niêm phong tiền mặt; bốc xếp lên phương tiện vận chuyển; vận chuyển trên đường, đến địa điểm giao nhận; giao tiền mặt và hoàn thành các thủ tục giao nhận theo quy định.

- Việc bố trí lực lượng bảo vệ thực hiện nhiệm vụ áp tải, bảo vệ tiền mặt trên đường vận chuyển phải đảm bảo:

+ Xe vận chuyển tiền mặt do Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước tỉnh quản lý: Có cảnh sát bảo vệ áp tải, hỗ trợ.

+ Xe vận chuyển tiền mặt do Kho bạc Nhà nước huyện quản lý: Có bảo vệ chuyên trách hoặc cán bộ tăng cường được trang bị công cụ hỗ trợ áp tải, bảo vệ.

Nội dung hạch toán điều chuyển tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành giữa các kho tiền được quy định ra sao từ năm 2023?

Nội dung hạch toán điều chuyển tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành giữa các kho tiền được quy định ra sao từ năm 2023?

Quy định giao nhận tiền mặt trong ngành Ngân hàng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 01/2014/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2021/TT-NHNN về việc giao nhận tiền mặt trong ngành Ngân hàng như sau:

Giao nhận tiền mặt trong ngành Ngân hàng
1. Giao nhận tiền mặt theo bó tiền đủ 10 thếp nguyên niêm phong hoặc túi tiền nguyên niêm phong trong các trường hợp:
a) Giao nhận tiền mặt trong nội bộ Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đối với tiền đã qua lưu thông, trừ trường hợp quy định tại điểm c, g khoản 2 Điều này;
b) Giao nhận tiền mặt loại mệnh giá từ 50.000 đồng trở lên theo lệnh điều chuyển giữa kho tiền Trung ương với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
c) Giao nhận tiền mặt giữa Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngược lại; giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thành phố với nhau
2. Giao nhận tiền mặt theo bao, hộp, thùng nguyên niêm phong trong các trường hợp:
a) Giao nhận các loại tiền mới in, đúc của cơ sở in, đúc tiền hoặc của Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Các loại tiền được kiểm đếm, phân loại, đóng gói bằng hệ thống máy đa chức năng xử lý kiểm đếm, phân loại, đóng bó (túi) liên hoàn của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì được giao nhận như tiền mới in, đúc quy định tại Khoản này;
c) Xuất, nhập các loại tiền đã qua lưu thông giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định bằng văn bản.
d) Giao nhận tiền mặt loại mệnh giá từ 20.000 đồng trở xuống theo lệnh điều chuyển giữa kho tiền Trung ương với Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và ngược lại; giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh với nhau;
đ) Giao nhận tiền mặt loại mệnh giá 50.000 đồng theo lệnh điều chuyển giữa kho tiền Trung ương với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long và ngược lại; giữa các kho tiền Trung ương với nhau; giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long với nhau;
e) Giao nhận tiền mặt trong nội bộ kho tiền Trung ương;
g) Giao nhận tiền mặt trong nội bộ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long khi thực hiện lệnh điều chuyển
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định việc giao nhận tiền mặt trong hệ thống.

Như vậy, việc giao nhận tiền mặt trong ngành Ngân hàng được thực hiện theo quy định nêu trên. Tùy vào từng trường hợp sẽ có các hình thức giao nhận khác nhau.

Nội dung hạch toán điều chuyển tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành giữa các kho tiền Trung ương được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 25/2022/TT-NHNN, nội dung hạch toán điều chuyển tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành giữa các kho tiền Trung ương được quy định như sau:

- Hạch toán điều chuyển tiền trong trường hợp xuất tiền:

Căn cứ lệnh điều chuyển, phiếu xuất kho, Vụ Tài chính - Kế toán hạch toán:

Nợ TK 10100105 - Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển

(sổ theo dõi: Kho tiền xuất và chất liệu tiền)

Có TK 10100101 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

(sổ theo dõi: Kho tiền xuất)

Hoặc/và Có TK 10100102 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

(sổ theo dõi: Kho tiền xuất)

Hoặc/và Có TK 10100103 - Tiền đình chỉ lưu hành

(sổ theo dõi: Kho tiền xuất)

Hoặc/và Có TK 10100104 - Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành

(sổ theo dõi: Kho tiền xuất)

- Hạch toán điều chuyển tiền trong trường hợp nhập tiền:

Căn cứ lệnh điều chuyển, biên bản giao nhận tiền, phiếu nhập kho, Vụ Tài chính - Kế toán hạch toán:

Nợ TK 10100101 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông

(sổ theo dõi: Kho tiền nhập)

Hoặc/và Nợ TK 10100102 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

(sổ theo dõi: Kho tiền nhập)

Hoặc/và Nợ TK 10100103 - Tiền đình chỉ lưu hành

(sổ theo dõi: Kho tiền nhập)

Hoặc/và Nợ TK 10100104 - Tiền bị phá hoại thuộc Quỹ dự trữ phát hành

(sổ theo dõi: Kho tiền nhập)

Có TK 10100105 - Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển

(sổ theo dõi: Kho tiền nhập và chất liệu tiền)

Thông tư 25/2022/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Điều chuyển tiền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều chuyển tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành giữa các kho tiền Ngân hàng Nhà nước thì hạch toán thế nào?
Pháp luật
Nội dung hạch toán điều chuyển tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành giữa các kho tiền được quy định ra sao từ năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều chuyển tiền
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
735 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều chuyển tiền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào