Người tham gia tố tụng hình sự xúc phạm danh dự của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì bị xử phạt như thế nào?
- Người tham gia tố tụng hình sự có hành vi xúc phạm danh dự, xâm phạm sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì bị xử phạt như thế nào?
- Xúc phạm danh dự của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Xúc phạm danh dự người khác sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Người tham gia tố tụng hình sự có hành vi xúc phạm danh dự, xâm phạm sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào Điều 15 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp hành vi vi phạm của luật sư đến mức phải áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có thời hạn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Theo đó, người tham gia tố tụng hình sự (trừ luật sư) có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Trường hợp, người tham gia tố tụng hình sự (trừ luật sư) có hành vi đe dọa, sử dụng vũ lực xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính theo quy định trên thì còn buộc phải tịch thu tang vật, phương tiện làm xúc phạm danh dự, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Người tham gia tố tụng hình sự xúc phạm danh dự của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì bị xử phạt như thế nào?
Xúc phạm danh dự của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ vào Điều 466 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp giải, dẫn giải, phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính, buộc khắc phục hậu quả hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật:
1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ việc, vụ án;
2. Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;
3. Từ chối khai báo hoặc từ chối cung cấp tài liệu, đồ vật;
4. Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
5. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;
6. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối;
7. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;
8. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;
9. Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia tố tụng;
10. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
11. Đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng;
12. Ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng căn cứ vào mức độ vi phạm của hành vi xúc phạm danh dự của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người tham gia tố tụng.
Xúc phạm danh dự người khác sẽ bị phạt tù bao nhiêu năm?
Căn cứ vào Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên thì người nào xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu phạm tội lần thứ 02 trở lên thì sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?