Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì đối với người lao động trong thời gian tham dự huấn luyện về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật?
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì đối với người lao động trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh như sau:
- Chi trả đầy đủ tiền lương và bảo đảm quyền lợi khác cho đối tượng thuộc quyền quản lý trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức rà soát, phân nhóm đối tượng cần huấn luyện, Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và Danh mục những nơi làm việc có nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động; lập kế hoạch và tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện chi tiết trên cơ sở chương trình khung huấn luyện nhóm 4 và tổ chức huấn luyện cho người lao động.
Trường hợp cơ sở không trực tiếp huấn luyện mà thuê tổ chức huấn luyện thì tổ chức huấn luyện có trách nhiệm xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện, trong đó bắt buộc phải có nội dung huấn luyện phù hợp với yêu cầu đặc thù của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc như sau:
+ Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;
- Thanh toán chi phí kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, đánh giá điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Trường hợp sử dụng người lao động theo hình thức khoán việc, thông qua nhà thầu, thuê lại lao động, người sử dụng lao động (trong trường hợp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động của bên thuê lại lao động) phải chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
- Lưu giữ hồ sơ, tài liệu gồm: Hồ sơ, kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; chương trình huấn luyện chi tiết, tài liệu huấn luyện, danh sách người được huấn luyện, kết quả kiểm tra, sát hạch, bản sao giấy tờ chứng minh đủ điều kiện của người huấn luyện.
Như vậy, người sử dụng lao động có các trách nhiệm trên đối với người lao động trong thời gian tham dự huấn luyện theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì đối với người lao động trong thời gian tham dự huấn luyện về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật?
Doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thế nào?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 44/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định doanh nghiệp tự huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và tự chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện cho người lao động nhóm 4 theo một trong các hình thức sau đây:
+ Tự tổ chức huấn luyện nếu bảo đảm điều kiện về người huấn luyện theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP;
+ Thuê tổ chức huấn luyện.
- Trình tự xem xét, đánh giá điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
+ Doanh nghiệp có nhu cầu tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng B, C lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện hoạt động như đối với tổ chức huấn luyện gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 27 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Đối với doanh nghiệp đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hạng A tự công bố đủ điều kiện tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trên trang thông tin điện tử hoặc thông báo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tự huấn luyện Hạng B và C.
Hết thời hạn 25 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền không có thông báo về việc doanh nghiệp không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động huấn luyện thì doanh nghiệp được tự huấn luyện trong phạm vi đã đề nghị.
- Thời hạn đủ điều kiện tự huấn luyện hạng B, C là 5 năm.
Trước khi hết thời hạn 30 ngày, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tự huấn luyện thì doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét đánh giá lại đủ điều kiện hoạt động.
Như vậy, doanh nghiệp tự huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động theo hình thức tự tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện.
Đối tượng nào phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong công ty cổ phần?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định đối tượng dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, công ty cổ phần có nghĩa vụ thực hiện tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho các đối tượng thuộc 06 nhóm nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài sinh hoạt chuyên đề chi bộ 2025 tổng hợp các chủ đề? Bài mẫu sinh hoạt chuyên đề của chi bộ ngắn gọn thế nào?
- Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì? Các trường hợp được hoàn thuế GTGT từ 1/7/2025 như thế nào?
- Định hướng sắp xếp, cơ cấu đối với các cơ sở đặc thù của Hà Nội và TPHCM theo Công văn 24 ra sao?
- Mẫu Tổng hợp kết quả thực hiện kết luận thanh tra hành chính mới nhất? Hướng dẫn cách ghi biểu mẫu?
- Ý nghĩa mẫu biểu trưng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam 22 12?