Người lao động thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không? Những rủi ro khi thỏa thuận thử việc bằng miệng?

Cho hỏi người lao động thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không? Những rủi ro khi thỏa thuận thử việc bằng miệng? Câu hỏi của anh Hải đến từ Hà Nam

Người lao động thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không?

Căn cứ vào Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về thử việc như sau:

Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo như quy định trên thì việc thỏa thuận thử việc giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể thực hiện bằng việc giao kết hợp đồng thử việc hoặc ghi nội dung thử việc trong hợp đồng lao động

Tuy nhiên pháp luật về lao động lại không có bất kỳ quy định cụ thể nào về hình thức của hợp đồng thử việc mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng lao động.

Căn cứ vào Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Theo đó, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản. Nếu như giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật thì hợp đồng lao động vẫn có giá trị như hợp đồng bằng văn bản.

Ngoài ra, đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói

Chính vì vậy, nếu lựa chọn thỏa thuận thử việc tại hợp đồng lao động, các bên sẽ phải tiến hành giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua dữ liệu điện tử. Còn nếu giao kết hợp đồng thử việc, các bên được tùy chọn hình thức của hợp đồng thử việc.

Như vậy, khi thử việc, các bên không bắt buộc phải ký thành hợp đồng mà có thể thỏa thuận miệng về hợp đồng thử việc. Đồng nghĩa với đó, dù có thỏa thuận về thử việc nhưng không ký hợp đồng vẫn được coi là đúng luật.

Người lao động thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không? Những rủi ro khi thỏa thuận thử việc bằng miệng?

Người lao động thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không? Những rủi ro khi thỏa thuận thử việc bằng miệng?

Những rủi ro khi người lao động thỏa thuận thử việc bằng miệng?

Như đã đề cập đến ở nội dung trên, thử việc không bắt buộc phải ký hợp đồng bằng văn bản mà các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận miệng với nhau. Tuy nhiên, nếu giao kết hợp đồng thử việc theo hình thức này, người lao động sẽ gặp phải nhiều rủi ro như:

- Dễ bị xâm phạm quyền lợi về thời gian thử việc

Căn cứ vào Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Việc không ký hợp đồng thử việc mà chỉ thỏa thuận thử việc bằng miệng thì người lao động có thể sẽ gặp những rủi ro về thời gian thử việc.

- Người sử dụng lao động thường tùy ý cho nghỉ việc.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Kết thúc thời gian thử việc
...
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo đó, trong thời gian thử việc, dù có lập hợp đồng thử việc bằng văn bản hay thỏa thuận thử việc bằng miệng thì các bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước cũng như là bồi thường.

Tuy nhiên, với tâm lý không ký hợp đồng nên không có văn bản ràng buộc về pháp lý nên doanh nghiệp dễ dàng cho người lao động nghỉ việc theo ý muốn của mình.

- Không có căn cứ để giải quyết quyền lợi khi xảy ra tranh chấp

Đây là thiệt thòi lớn nhất đối với người lao động khi thử việc mà không có hợp đồng. Do không có giấy tờ ràng buộc về pháp lý nên nếu người lao động nghỉ việc khi đang trong quá trình làm thử thường bị doanh nghiệp từ chối thanh toán các khoản tiền lương và quyền lợi khác liên quan. Khi đó, người lao động sẽ gặp phải khó khăn khi chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Chính vì vậy, người lao động cần hết sức lưu ý, để đảm bảo quyền lợi cho mình, nên yêu cầu ký hợp đồng thử việc bằng văn bản để có cơ sở đòi hỏi các quyền lợi chính đáng.

Có bắt buộc thông báo kết quả thử việc cho người lao động khi kết thúc thời gian thử việc không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Như vậy, khi kết thúc thời gian thử việc thì dù có đạt hoặc không đạt thì người sử dụng lao động cũng phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động biết.

Thử việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp được phép chấm dứt hợp đồng thử việc ngay trước dịp tết không? Thời gian thử việc tối đa là bao lâu?
Pháp luật
Mẫu bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc mới nhất năm 2024 file word? Tải file bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc ở đâu?
Pháp luật
Có phải chi trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thử việc bị tai nạn lao động?
Pháp luật
Nhân viên thử việc có được hưởng lương tháng 13 không? Nhân viên thử việc có được trả lương làm thêm giờ vào ngày Tết Âm lịch không?
Pháp luật
Công ty tôi yêu cầu phải thử việc trong vòng 03 tháng nếu đạt thì mới được làm chính thức vậy có đúng không?
Pháp luật
Thời gian thử việc tối đa đối với người lao động có thể lên đến 180 ngày không? Tiền lương thử việc của người lao động có được do 2 bên thỏa thuận không?
Pháp luật
Lao động thử việc có bắt buộc bàn giao công việc khi chấm dứt thử việc không? Không bàn giao thì có được trả lương không?
Pháp luật
Lao động thử việc được tham gia công đoàn không? Nếu được thì mức đóng đoàn phí công đoàn của lao động thử việc là bao nhiêu?
Pháp luật
Tiền lương thử việc trả cho người lao động có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại nơi người lao động làm việc không?
Pháp luật
Người lao động thử việc nghỉ Tết Dương lịch có được tính lương không? Nếu có mức lương là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thử việc
2,531 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thử việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào