Từ chối nhận con mang thai hộ được không? Từ chối nhận con mang thai hộ bị phạt bao nhiêu tiền?

Cách xác định cha/mẹ khi con sinh ra nhờ mang thai hộ nhân đạo như thế nào? Từ chối nhận con mang thai hộ được không? Từ chối nhận con mang thai hộ bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật hiện hành?

Cách xác định cha/mẹ khi con sinh ra nhờ mang thai hộ nhân đạo như thế nào?

Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Căn cứ Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Theo đó, con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

Từ chối nhận con mang thai hộ được không? Từ chối nhận con mang thai hộ bị phạt bao nhiêu tiền?

Từ chối nhận con mang thai hộ được không? Từ chối nhận con mang thai hộ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Nhờ người mang thai hộ nhưng từ chối nhận con được không?

Căn cứ Điều 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định;

Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.
2. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
3. Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ.
4. Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan.
5. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con.

Căn cứ khoản 5 Điều 97 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
...
5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Theo đó, bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định pháp luật.

Lưu ý: Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Từ chối nhận con mang thai hộ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.
...

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.

Theo đó, bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con bị phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, tùy tính chất và mức độ sự việc.

Lưu ý: Trường hợp tổ chức có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính gấp hai lần đối với cá nhân tức từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, tùy tính chất và mức độ sự việc.

Mang thai hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vợ chồng không có con thì được phép nhờ ai mang thai hộ? Người mang thai hộ cần được tư vấn những gì?
Pháp luật
Thực hiện tư vấn tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ khi không có trình độ chuyên khoa tâm lý bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Từ chối nhận con mang thai hộ được không? Từ chối nhận con mang thai hộ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Nhận tiền hỗ trợ khi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có bị xem là hành vi vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có được nhờ người khác mang thai hộ khi cả hai vợ chồng đều đã từng có con với chồng trước vợ trước nhưng không có con chung với nhau?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có cần xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ không?
Pháp luật
Lao động nữ mang thai hộ được nghỉ khám thai 2 ngày cho mỗi lần đi khám trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Lao động nữ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội đủ bao nhiêu tháng thì mới được hưởng chế độ thai sản khi sinh con?
Pháp luật
Nhờ người khác mang thai hộ có được không? Mang thai hộ vì mục đích thương mại, bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Ai là người có thể mang thai hộ? Chế độ bảo hiểm xã hội đối với người mang thai hộ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mang thai hộ
89 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mang thai hộ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào