Mục tiêu đến 2030, đảm bảo sàng lọc, can thiệp sớm khuyết tật cho hơn 90% trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi đúng không?

Cho tôi hỏi: Mục tiêu đến 2030, đảm bảo sàng lọc, can thiệp sớm khuyết tật cho hơn 90% trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi đúng không? - Câu hỏi của anh Dũng (Bình Thuận)

Mục tiêu đến 2030, đảm bảo sàng lọc, can thiệp sớm khuyết tật cho hơn 90% trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi đúng không?

Ngày 24/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 569/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, tại tiểu mục 2 Mục II Quyết định 569/QĐ-TTg năm 2023 xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2023 của Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
a) Tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, đảm bảo trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật; 90% các tỉnh, thành phố triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
b) Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, đảm bảo trên 90% cơ sở phục hồi chức năng (gồm: bệnh viện phục hồi chức năng; trung tâm phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế) được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển.
c) Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng, phấn đấu trên 90% bệnh viện phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế; 100% các bệnh viện, trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng thuộc các bộ, ngành đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
d) Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng đạt tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tối thiểu 0,5 người/10.000 dân.

Như vậy, theo nội dung nêu trên, có thể thấy, đến năm 2030, đối với hoạt động sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, mục tiêu sẽ đảm bảo có trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 được sàng lọc.

Mục đích nhằm phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng.

Mục tiêu đến 2030, đảm bảo sàng lọc, can thiệp sớm khuyết tật cho hơn 90% trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi đúng không?

Mục tiêu đến 2030, đảm bảo sàng lọc, can thiệp sớm khuyết tật cho hơn 90% trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi đúng không? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Bộ Y tế đối với thực hiện Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ra sao?

Trách nhiệm tổ chức thực hiện của Bộ Y tế được xác định tại Mục VI Quyết định 569/QĐ-TTg năm 2023 như sau:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Y tế
a) Tổ chức thực hiện, điều hành hoạt động của Chương trình và thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan, quy chế phối hợp liên ngành trong phục hồi chức năng người khuyết tật; hướng dẫn chuyên môn về phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của bộ, ngành, địa phương.
d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình. Hướng dẫn báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình; tổng hợp báo cáo và kịp thời đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình theo yêu cầu thực tế, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, trong việc tổ chức thực hiện Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thủ tướng Chính phủ đã xác định 04 nhiệm vụ của Bộ Y tế như trên.

Quan điểm của Thủ tướng Chính phủ đối với việc phát triển hệ thống phục hồi chức ra sao?

Theo Mục II Quyết định 569/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện quan điểm đối với việc phát triển hệ thống phục hồi chức trong Chương trình phát triển giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

- Phục hồi chức năng là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh; là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mãn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, đảm bảo được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng để nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển xã hội bền vững.

- Duy trì và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế, điều kiện kinh tế, xã hội và tiến tới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Đồng thời, phát triển dịch vụ phục hồi chức năng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, người có công với cách mạng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Phục hồi chức năng
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phục hồi chức năng là gì? Hoạt động phục hồi chức năng được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tại các cơ sở phục hồi chức năng có tiếp nhận người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hay không?
Pháp luật
Phục hồi chức năng là hoạt động như thế nào? Có các chức danh chuyên môn gì về phục hồi chức năng?
Pháp luật
Cơ sở phục hồi chức năng được tổ chức theo các hình thức nào? Có bao nhiêu kỹ thuật phục hồi chức năng được sử dụng?
Pháp luật
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là hoạt động thế nào? Đơn vị nào có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng?
Pháp luật
Điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là hình thức điều trị thế nào? Điều kiện để chỉ định điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng là gì?
Pháp luật
Khoa Phục hồi chức năng tại các cơ sở khám chữa bệnh có chức năng và nhiệm vụ thế nào? Tại khoa cần tổ chức các bộ phận gì?
Pháp luật
Phòng khám Phục hồi chức năng có thực hiện điều trị nội trú ban ngày về phục hồi chức năng hay không?
Pháp luật
Trung tâm Phục hồi chức năng có được làm cơ sở đào tạo thực hành cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành y không?
Pháp luật
Bệnh viện Phục hồi chức năng có vị trí pháp lý như thế nào? Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện là ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phục hồi chức năng
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
680 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phục hồi chức năng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào