Mẫu văn bản đề nghị chỉnh lý sai sót trong đăng ký biện pháp bảo đảm đối với động sản do lỗi của cơ quan đăng ký được quy định như thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị chỉnh lý sai sót trong đăng ký biện pháp bảo đảm đối với động sản mà do lỗi của cơ quan đăng ký được quy định như thế nào?
- Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm làm sai nội dung đăng ký thì có được yêu cầu chỉnh lý hay không?
- Chỉnh lý thông tin sai sót do lỗi của cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm có ảnh hưởng đến hiệu lực đăng ký hay không?
Mẫu văn bản đề nghị chỉnh lý sai sót trong đăng ký biện pháp bảo đảm đối với động sản mà do lỗi của cơ quan đăng ký được quy định như thế nào?
Hiện nay, Mẫu văn bản đề nghị chỉnh lý sai sót trong đăng ký biện pháp bảo đảm đối với động sản, cây hằng năm, công trình tạm được quy định tại Mẫu 06d ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tải Mẫu văn bản đề nghị chỉnh lý sai sót trong đăng ký biện pháp bảo đảm đối với động sản, cây hằng năm, công trình tạm: tại đây.
Mẫu văn bản đề nghị chỉnh lý sai sót trong đăng ký biện pháp bảo đảm đối với động sản mà do lỗi của cơ quan đăng ký được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm làm sai nội dung đăng ký thì có được yêu cầu chỉnh lý hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định:
Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu đăng ký, của người yêu cầu cung cấp thông tin
1. Quyền của người yêu cầu đăng ký, của người yêu cầu cung cấp thông tin:
a) Nhận kết quả đăng ký, kết quả cung cấp thông tin; kiểm tra, đối chiếu thông tin được đăng ký, được cung cấp; đề nghị cơ quan đăng ký quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 10 Nghị định này cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký đối với trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của cơ quan này;
b) Đề nghị cơ quan đăng ký trả lời bằng văn bản về việc từ chối đăng ký, từ chối hủy đăng ký, từ chối khôi phục việc đăng ký đã bị hủy hoặc từ chối cung cấp thông tin theo đúng quy định tại các điều 15, 18, 20, 21 hoặc 51 Nghị định này;
c) Yêu cầu cơ quan đăng ký chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký hoặc yêu cầu đăng ký thay đổi thông tin có sai sót do lỗi của người yêu cầu đăng ký;
d) Sử dụng kết quả đăng ký, kết quả cung cấp thông tin để thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp pháp của mình tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
đ) Được miễn nghĩa vụ nộp phí, thanh toán giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác trong trường hợp pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật về giá, pháp luật khác có liên quan có quy định;
e) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật liên quan trong trường hợp cơ quan đăng ký từ chối đăng ký, từ chối hủy đăng ký, từ chối khôi phục việc đăng ký đã bị hủy, từ chối cung cấp thông tin quy định tại điểm b khoản này hoặc từ chối thực hiện miễn nghĩa vụ nộp phí, thanh toán giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác quy định tại điểm đ khoản này; đăng ký thay đổi, xóa đăng ký, hủy đăng ký hoặc khôi phục việc đăng ký đã bị hủy không có căn cứ quy định tại Nghị định này.
Theo đó, nếu phát hiện có sai sót trong nội dung đã được đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm thì người yêu cầu có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung.
Chỉnh lý thông tin sai sót do lỗi của cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm có ảnh hưởng đến hiệu lực đăng ký hay không?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định:
Chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được đăng ký
Trường hợp thông tin trong nội dung đã được đăng ký không phù hợp với nội dung được kê khai trên Phiếu yêu cầu đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký thì cơ quan này có trách nhiệm chỉnh lý ngay khi phát hiện có thông tin sai sót để phù hợp với Phiếu yêu cầu đăng ký, đồng thời thông báo việc chỉnh lý bằng văn bản theo Mẫu số 07a, Mẫu số 07d, Mẫu số 10b hoặc Mẫu số 10c tại Phụ lục cho người yêu cầu đăng ký. Kết quả chỉnh lý không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký.
Trường hợp chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được đăng ký do lỗi của người yêu cầu đăng ký thì việc chỉnh lý thông tin này được thực hiện theo thủ tục đăng ký thay đổi quy định tại Nghị định này.
Theo đó, nếu thông tin sai sót là do lỗi của cơ quan đăng ký thì cơ quan này có trách nhiệm chỉnh lý ngay khi phát hiện. Kết quả chỉnh lý không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là mẫu nào?
- Dừng đèn đỏ đè lên vạch kẻ đường cũng là vượt đèn đỏ? Các trường hợp vượt đèn đỏ, rẽ phải không bị phạt?
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương?
- Người sử dụng lao động có quyền trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề nào?
- Lao động nữ mang thai được tạm hoãn hợp đồng lao động khi nào? Thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai?