Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất hiện nay như thế nào?
- Chính phủ cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh như thế nào?
- Trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất hiện nay như thế nào?
Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
Tải Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất hiện nay: tại đây.
Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính phủ cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định Chính phủ cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh như sau:
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội để Chính phủ thảo luận.
+ Trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có thể gửi hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội tới các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến.
+ Tổ chức cuộc họp có sự tham gia của đại diện cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học để lấy ý kiến đối với đề nghị.
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chính phủ để chỉnh lý dự thảo ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội không do Chính phủ trình và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
+ Tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, nghị định của Chính phủ đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
+ Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ.
+ Trường hợp cần thiết, tổ chức họp tư vấn thẩm định hoặc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
+ Đề nghị cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ thuyết trình về đề nghị xây dựng văn bản và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến các chính sách trong đề nghị.
+ Trường hợp cần thiết, tổ chức các hội thảo, tọa đàm về đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ.
- Sở Tư pháp có trách nhiệm:
+ Tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng.
+ Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết.
+ Trường hợp cần thiết, tổ chức họp tư vấn thẩm định hoặc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
+ Trường hợp cần thiết, tổ chức các hội thảo, tọa đàm về đề nghị xây dựng nghị quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi? Người lao động cao tuổi được áp dụng chế độ làm việc như thế nào?
- Năm 2025, tài xế xe khách lắp thêm hay bớt ghế, giường nằm không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 trong hoạt động xây dựng?
- Năm cá nhân số 1 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết như thế nào?
- Đáp án chính thức Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Tải về Đáp án chính thức Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?