Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường? Cách ghi sơ yếu lý lịch đúng chuẩn nhất hiện nay?
Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường?
Mẫu sơ yếu lý lịch mới nhất Tải về
Sơ yếu lý lịch gồm:
Thực tế, một mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật đầy đủ sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Ảnh thẻ 4x6cm (nền trắng hoặc xanh) có đóng dấu xác nhận giáp lai.
- Thông tin cá nhân phải điền đầy đủ bao gồm: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú…
- Thông tin nhân thân trong gia đình bao gồm bố mẹ, anh chị em ruột, vợ (chồng): Họ tên, năm sinh, nơi ở, nơi làm việc.
- Sơ lược quá trình học tập, làm việc cũng như các loại bằng cấp liên quan từ lúc sinh ra và lớn lên.
- Khen thưởng kỷ luật
- Lời cam đoan
- Đóng dấu và xác nhận của địa phương nơi cư trú
- Có 02 loại Sơ yếu lý lịch phổ biến hiện nay:
+ Sơ yếu lý lịch viết tay: Đối với sơ yếu lý lịch viết tay, bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu sách, cửa hàng tạp hóa hay các tiệm photocopy. Sơ yếu lý lịch thường được nằm trong hồ sơ xin việc kèm theo đó là đơn xin việc, giấy khai sinh và giấy khám sức khỏe. Hiện nay, sơ yếu lý lịch viết tay vẫn được sử dụng một cách phổ biến, bởi tính tiện lợi và dễ dàng mua được.
Lưu ý: Khi trình bày sơ yếu lý lịch viết tay cần trình bày thông tin một cách khoa học, hợp lý, không nên tẩy xóa vì sẽ làm mất thiện cảm đối với người đọc.
+ Sơ yếu lý lịch đánh máy: Sơ yếu lý lịch đánh máy là hình thức trình bày sơ yếu lý lịch được nhiều bạn trẻ áp dụng bởi tính linh hoạt. Khác với sơ yếu lý lịch viết tay, sơ yếu lý lịch đánh máy sẽ đảm bảo được tính khoa học, dễ nhìn hơn. Ngoài ra, nếu bị sai thông tin trong sơ yếu lý lịch đánh máy thì có thể chỉnh sửa ngay mà không cần phải tẩy xóa.
Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên mới ra trường? Cách ghi sơ yếu lý lịch đúng chuẩn nhất hiện nay?(Hình internet)
Cách ghi sơ yếu lý lịch đúng chuẩn nhất hiện nay?
Hướng dẫn cách ghi sơ yếu lý lịch đúng chuẩn nhất:
- Họ tên, ngày tháng năm sinh
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh phải viết đúng với chứng minh nhân dân, riêng họ tên cần viết in hoa.
+ Bí danh: Nếu không có thì bỏ qua.
- Số điện thoại: Điền số điện thoại tiện liên lạc nhất.
- Phần địa chỉ
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay phải viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) theo đúng số hộ khẩu.
+ Nơi ở hiện tại phải viết rõ thôn (số nhà, đường phố), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
- Nguyên quán là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ, trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ).
- Dân tộc
+ Đa số là dân tộc Kinh, nếu là dân tộc khác thì viết tên dân tộc gốc của bản thân. Nếu là con lai người nước ngoài thì ghi rõ quốc tịch, dân tộc của bố, mẹ là người nước ngoài.
- Tôn giáo
+ Ghi rõ đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo ghi cả chức sắc trong tôn giáo (nếu có), không theo đạo nào thì ghi Không.
- Trình độ văn hóa
+ Viết rõ thông tin: với tốt nghiệp THPT, ghi 12/12 chính quy (bổ túc văn hóa); với tốt nghiệp đại học: Ghi “Cử nhân”.Đại học ngành....
- Trình độ ngoại ngữ: Ghi chứng chỉ mà bạn hiện có.
- Ngày kết nạp Đảng: Nếu đã vào Đảng thì điền ngày như trong thẻ Đảng viên, nếu không thì bỏ qua.
- Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Điền nghề nghiệp hoặc chuyên ngành bạn đã được đào tạo.
- Quá trình hoạt động của bản thân: Mục này cần chọn lọc kỹ thông tin, nêu tóm tắt những kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển.
- Khen thưởng/Kỷ luật: Điền thông tin nếu có.
Sinh viên mới ra trường thì chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP thì các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Chương II Nghị định 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân; cụ thể:
- Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu.
- Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
- Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.
Điều này có nghĩa người thực hiện chứng thực chỉ chứng nhận chữ ký trên Sơ yếu lý lịch là của người yêu cầu chứng thực, còn không chịu trách nhiệm về nội dung trên Sơ yếu lý lịch.
Vì vậy, người có yêu cầu chứng thực có thể lựa chọn những nơi sau để yêu cầu chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch theo quy định về thẩm quyền chứng thực chữ ký tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP miễn thuận tiện :
- Ra bất kỳ UBND phường, xã hoặc Phòng tư pháp cấp huyện nào (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú).
- Ra bất kỳ Phòng công chứng/Văn phòng công chứng nào.
- Ra Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (đối với người đang ở nước ngoài).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?