Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành và hướng dẫn cách ghi dành cho doanh nghiệp?
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành được sử dụng để làm gì?
- Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành và hướng dẫn cách ghi dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200 được quy định như thế nào?
- Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành và hướng dẫn cách ghi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133 được quy định như thế nào?
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành được sử dụng để làm gì?
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động, làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động.
Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành và hướng dẫn cách ghi dành cho doanh nghiệp?
Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành và hướng dẫn cách ghi dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200 được quy định như thế nào?
Hiện nay, Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:
Tải Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành dành cho doanh nghiệp theo Thông tư 200: tại đây
Hướng dẫn ghi:
- Phía trên góc trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận quản lý công việc phải thanh toán cho người lao động.
- Ghi rõ số, ngày, tháng, năm lập phiếu.
- Ghi rõ tên đơn vị (hoặc cá nhân) thực hiện số sản phẩm (hoặc công việc) hoàn thành.
- Ghi rõ số hợp đồng và ngày, tháng, năm ký hợp đồng (nếu có).
- Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên, đơn vị tính của sản phẩm (hoặc công việc) hoàn thành.
- Cột 1, 2, 3: Ghi số lượng, đơn giá, thành tiền của mỗi loại sản phẩm (hoặc công việc) hoàn thành.
Phiếu này do người giao việc lập thành 2 liên: liên 1 lưu và liên 2 chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động. Trước khi chuyển đến kế toán phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt.
Đổi tượng áp dụng mẫu này:
- Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành và hướng dẫn cách ghi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133 được quy định như thế nào?
Hiện nay, Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:
Tải Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133: tại đây
Hướng dẫn ghi:
- Phía trên góc trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận quản lý công việc phải thanh toán cho người lao động.
- Ghi rõ số, ngày, tháng, năm lập phiếu.
- Ghi rõ tên đơn vị (hoặc cá nhân) thực hiện số sản phẩm (hoặc công việc) hoàn thành.
- Ghi rõ số hợp đồng và ngày, tháng, năm ký hợp đồng (nếu có).
- Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên, đơn vị tính của sản phẩm (hoặc công việc) hoàn thành.
- Cột 1, 2, 3: Ghi số lượng, đơn giá, thành tiền của mỗi loại sản phẩm (hoặc công việc) hoàn thành.
Phiếu này do người giao việc lập thành 2 liên: liên 1 lưu và liên 2 chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động. Trước khi chuyển đến kế toán phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, người nhận việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt.
Đối tượng áp dụng:
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình có 03 giai đoạn đúng không? 03 giai đoạn đầu tư xây dựng công trình cụ thể?
- Mức hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư theo Nghị định 182 là bao nhiêu?
- Chủ tịch Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là ai? Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động theo chế độ gì?
- Ngày 15 tháng 1 dương lịch là ngày gì? 15 1 dương là bao nhiêu âm 2025? Ngày 15 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp huyện nhằm mục đích gì?