Mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?
Mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt mới nhất năm 2023 có dạng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt ban hành kèm theo Thông tư 19/2014/TT-BCT quy định mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt mới nhất năm 2023 có dạng như sau:
Tải mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt: Tại đây
Mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt mới nhất năm 2023 có dạng như thế nào?
Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi Điều 8 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
1. Điều kiện ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
a) Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện
b) Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
1a. Hồ sơ đề nghị đăng ký mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt của bên mua điện dạng giấy hoặc dữ liệu điện tử bao gồm: Đề nghị mua điện và một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cá nhân đại diện bên mua điện. Tại một địa điểm đăng ký mua điện, bên mua điện là một hộ gia đình thì chỉ được ký 01 Hợp đồng.
b) Trường hợp không sử dụng thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện, bên mua điện cung cấp bản sao của một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà; hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện có thời hạn từ 01 năm trở lên để đăng ký mua điện và chỉ được ký 01 Hợp đồng.
2. Bên bán điện phải ký hợp đồng và cấp điện cho bên mua điện trong thời hạn 07 ngày làm việc khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp chưa có lưới điện phân phối hoặc lưới điện phân phối bị quá tải có xác nhận của cơ quan Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được ủy quyền, bên bán điện phải trả lời cho bên mua điện trong thời hạn 05 ngày làm việc trong đó nêu rõ thời hạn dự kiến cấp điện được.
4. Bộ Công Thương hướng dẫn về hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
Theo đó, điều kiện để ký hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt như sau:
- Bên mua điện phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện
- Bên bán điện có lưới điện phân phối đủ khả năng cung cấp điện đáp ứng nhu cầu của bên mua điện.
Hành vi nào được coi là vi phạm hợp đồng mua bán điện?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện
1. Các hành vi vi phạm của bên bán điện bao gồm:
a) Trì hoãn việc cấp điện theo hợp đồng mua bán điện đã ký, trừ trường hợp công trình của khách hàng chưa đủ điều kiện vận hành;
b) Không bảo đảm chất lượng, số lượng điện năng, tính ổn định trong cấp điện theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Ghi sai chỉ số công tơ; tính sai tiền điện trong hóa đơn;
d) Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên mua điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
đ) Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
2. Các hành vi vi phạm của bên mua điện bao gồm:
a) Trì hoãn việc thực hiện hợp đồng đã ký;
b) Sử dụng điện sai mục đích ghi trong hợp đồng;
c) Sử dụng quá công suất đã đăng ký trong biểu đồ phụ tải được ghi trong hợp đồng mua bán điện vào giờ cao điểm;
d) Không thanh lý hợp đồng khi không sử dụng điện;
đ) Chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng;
e) Trì hoãn hoặc không bồi thường cho bên bán điện về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
g) Các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
Theo đó, các hành vi theo quy định trên được coi là vi phạm hợp đồng mua bán điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ về hợp tác và hội nhập quốc tế? Chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ là gì?
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam có được sở hữu nhà ở riêng lẻ ở Việt Nam không?
- Chi phí quản lý dự án là gì? Chi phí quản lý dự án được sử dụng để thực hiện những công việc nào?
- Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung nào theo quy định?
- Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?