Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất hiện nay là mẫu nào? Trách nhiệm cơ sở khám chữa bệnh khi khám sức khỏe cho người lái xe là gì?

Cho tôi hỏi: Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất hiện nay là mẫu nào? Câu hỏi của chị Trúc Ly đến từ Vĩnh Long.

Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất hiện nay là mẫu nào?

Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT. Dưới đây là hình ảnh Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe:

Tải Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe: Tại đây.

Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất hiện nay là mẫu nào? Ai có thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ?

Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất hiện nay là mẫu nào? Trách nhiệm cơ sở khám chữa bệnh khi khám sức khỏe cho người lái xe là gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe như thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe như sau:

- Đối với nhân viên y tế:

+ Đầu tiên, thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.

+ Thứ hai, kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe.

+ Thứ ba, thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.

+ Cuối cùng, những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.

- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

+ Đầu tiên, thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe cho người lái xe do cơ sở mình thực hiện.

+ Tiếp theo, lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe cho người lái xe, chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động khám sức khỏe cho người lái xe và tổng hợp vào báo cáo chung về hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo.

Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo giấy tờ gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 62 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
1. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Đăng ký xe;
b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này.

Như vậy theo quy định trên người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo giấy tờ sau đây:

- Đăng ký xe.

- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Ai có thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Phân loại đường bộ
1. Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:
a) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
b) Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
d) Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
đ) Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
e) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như sau:
a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;
b) Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
c) Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý;
d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.

Như vậy theo quy định trên thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ như sau:

- Đối với hệ thống quốc lộ: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

- Đối với hệ thống đường tỉnh, đường đô thị: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị).

- Đối với hệ thống đường huyện, đường xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý.

- Đối với hệ thống đường chuyên dùng: cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có:

+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ.

+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện.

+ Ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã.

Khám sức khỏe Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khám sức khỏe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chi phí khám sức khỏe cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính TNDN không?
Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe dùng cho người từ đủ 18 tuổi trở lên mới nhất năm 2024 theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT?
Pháp luật
Trong các hình thức khám sức khỏe có bao gồm hình thức khám sức khỏe để phân loại sức khỏe để đi làm việc hay không?
Pháp luật
Trạm Y tế có khám sức khỏe xin việc không? Người khám sức khỏe xin việc cần chuẩn bị những gì?
Pháp luật
Hồ sơ khám sức khỏe của người từ đủ 18 tuổi trở lên gồm những gì? Khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên là khám những gì?
Pháp luật
Đơn vị sử dụng người lao động chưa thành niên thì phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần?
Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác khám sức khỏe mới năm 2024 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT như thế nào? Tải báo cáo công tác khám sức khỏe ở đâu?
Pháp luật
Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân được hiểu là gì? Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Khám sức khỏe xin việc ở đâu tại Thành phố Hồ Chí Minh? Khám sức khỏe xin việc bao lâu thì sẽ nhận được giấy khám sức khỏe?
Pháp luật
Làm giấy khám sức khỏe bao nhiêu tiền? Có được sử dụng Giấy KSK do cơ sở y tế của nước ngoài cấp để đi xin việc tại Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe
10,006 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: