Luật PPP và dự án PPP là gì? Đầu tư theo phương thức PPP phải đảm bảo tính công khai, minh bạch như thế nào?
Luật PPP là gì?
Tham khảo quy định tại Điều 1 Nghị định 35/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là Luật PPP) về lĩnh vực đầu tư, quy mô dự án PPP; Hội đồng thẩm định dự án PPP; các nội dung trong chuẩn bị dự án PPP; lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP; xác nhận hoàn thành và chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; chấm dứt hợp đồng dự án PPP; xử lý tình huống, xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP.
Theo đó tuy không có định nghĩa cụ thể về Luật PPP, tuy nhiên có thể hiểu đây là Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, chứa các quy phạm pháp luật về hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư; quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư, căn cứ Điều 1 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Luật PPP và dự án PPP là gì? Đầu tư theo phương thức PPP phải đảm bảo tính công khai, minh bạch như thế nào? (Hình từ Internet)
Dự án PPP là gì? Dự án PPP được đầu tư với quy mô như thế nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định về dự án PPP như sau:
Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
- Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
- Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
- Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.
Cụ thể hơn, về lĩnh vực và quy mô của các dựa án PPP được quy định tại Điều 2 Nghị định 35/2021/NĐ-CP như sau:
- Giao thông vận tải
+ Lĩnh vực: đường bộ; đường sắt; đường thủy nội địa; hàng hải; hàng không;
+ Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên.
- Lưới điện, nhà máy điện
+ Lĩnh vực: năng lượng tái tạo; nhiệt điện than; nhiệt điện khí (bao gồm cả khí tự nhiên hóa lỏng - LNG); điện hạt nhân; lưới điện; trừ các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
+ Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên; riêng dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo có tổng mức đầu tư từ 500 tỷ đồng trở lên.
- Lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải: quy mô dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.
- Y tế
+ Lĩnh vực: cơ sở khám chữa bệnh; y tế dự phòng; kiểm nghiệm;
+ Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Giáo dục - đào tạo
+ Lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp;
+ Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Hạ tầng công nghệ thông tin
+ Lĩnh vực: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng; hệ thống ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp; hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) cho đô thị thông minh;
+ Quy mô đầu tư: dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên.
Đầu tư theo phương thức PPP phải đảm bảo công khai minh bạch như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định 1 trong những nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức PPP là phải bảo đảm đầu tư công khai, minh bạch, bình đẳng, bền vững và hiệu quả.
Theo đó tại Điều 9 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 có quy định cụ thể như sau về tính công khai, minh bạch trong đầu tư theo phương thức PPP:
- Các thông tin phải được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
+ Thông tin về quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP;
+ Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
+ Thông tin về nhà đầu tư được lựa chọn, doanh nghiệp dự án PPP;
+ Nội dung chính của hợp đồng dự án PPP bao gồm: tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; loại hợp đồng; thời hạn thực hiện dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; hình thức và địa điểm thu giá, phí (nếu có) và các thông tin cần thiết khác;
+ Giá trị quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP trong trường hợp có sử dụng vốn đầu tư công;
+ Văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP;
+ Cơ sở dữ liệu về nhà đầu tư;
+ Thông tin giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
- Ngoài việc công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này phải được công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền.
- Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được khuyến khích đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định về dự án PPP Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công địa phương là gì? Dự toán kinh phí khuyến công sẽ do cơ quan nào xây dựng tổng hợp?
- Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy mới nhất?
- Mẫu hợp đồng công ty vay tiền cá nhân không lãi suất là mẫu nào? Cá nhân cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào đúng không?
- Chính thức mức tăng lương hưu mới theo Luật BHXH 2024 từ 1/7/2025 được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng nào?
- Gói thầu tư vấn dưới 50 triệu khi chỉ định thầu có cần phê duyệt kết quả chỉ định thầu? Thời hạn thực hiện chỉ định thầu là bao lâu?