Lịch phát sóng chương trình Giờ thứ 9 VTV3 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất ra sao?

Lịch phát sóng chương trình Giờ thứ 9 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất là khi nào? Câu hỏi từ Anh Đ.A - TPHCM

Lịch phát sóng Chương trình Giờ thứ 9 VTV3 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất ra sao?

Ngày 8/5/2024 Công đoàn viên chức Việt nam ban hành Công văn 182/CĐVC năm 2024 Tải.

Theo đó, năm 2024 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất Chương trình Giờ thứ 9 VTV3 mùa thứ ba dành cho đoàn viên công đoàn và người lao động.

Chương trình là sản phẩm văn hoá tỉnh thần của đoàn viên, người lao động chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Đồng hành với Chương trình Giờ thứ 9 VTV3 năm 2024 là các nghệ sĩ nổi tiếng, được đông đảo đoàn viên, người lao động cả nước yêu mến như: NSND Tự Long, NSƯT Chí Trung, diễn viên Thanh Hương, Việt Bắc; ca sĩ Lều Phương Anh, hoa hậu Ngọc Hân...

Lịch phát sóng: Phát định kỳ lúc 15h00 - 15h45 (ngày Chủ nhật hàng tuần), từ 28/4/2024 đến 20/10/2024) trên kênh VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Lịch phát sóng chương trình Giờ thứ 9 VTV3 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất ra sao?

Lịch phát sóng chương trình Giờ thứ 9 VTV3 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất ra sao? (Hình từ Internet)

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024 Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở ra sao?

Để thực hiện quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây viết tắt là Tổng Liên đoàn) Hướng dẫn “Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở” trong các cơ nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây viết tắt là cơ quan, đơn vị) và tổ chức có sử dụng lao động (sau đây viết tắt là doanh nghiệp) đã thành lập công đoàn cơ sở hoặc chưa thành lập công đoàn cơ sở (sau đây viết tắt là Công đoàn).

Trong đó:

Công đoàn chủ động đề xuất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, đơn vị mình (sau đây viết tắt là Quy chế) theo quy định từ Điều 46 đến Điều 63 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022. Ngoài ra, Công đoàn đề xuất bổ sung vào Quy chế một số nội dung sau:

- Công khai các chính sách hỗ trợ phúc lợi của cơ quan, đơn vị đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây viết tắt là CBCC) đang làm việc tại cơ quan, đơn vị.

- CBCC được bàn, quyết định tham gia: Câu lạc bộ, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác theo quy định của pháp luật.

- CBCC được sử dụng mạng xã hội để tham gia ý kiến trong trường hợp cơ quan, đơn vị tổ chức lấy ý kiến CBCC thông qua mạng xã hội nhưng không trái với quy định của pháp luật.

- CBCC được sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra, giám sát các nội dung quy định tại Điều 56 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Tổ chức hội nghị CBCC: Hội nghị CBCC được tổ chức từ cấp phòng, ban, đơn vị trực thuộc. Khuyến khích cơ quan, đơn vị có từ 07 CBCC trở xuống tổ chức hội nghị CBCC.

Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến khi công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị ra sao?

Căn cứ Điều 55 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến khi công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị trong thực hiện dân chủ như sau:

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về các nội dung quy định tại Điều 53 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, trong đó xác định rõ nội dung lấy ý kiến, hình thức lấy ý kiến, cách thức, thời hạn triển khai và trách nhiệm tổ chức thực hiện; chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và thực hiện việc công khai nội dung giải trình, tiếp thu đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến, quá trình lấy ý kiến, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.

- Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tích cực, gương mẫu đóng góp, tham gia ý kiến làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền quyết định; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này.

Chương trình Giờ thứ 9
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lịch phát sóng chương trình Giờ thứ 9 VTV3 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất ra sao?
Pháp luật
Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam tuyển dụng công chức năm 2024 với chỉ tiêu bao nhiêu? Hồ sơ tuyển dụng bao gồm những gì?
Pháp luật
Người phát ngôn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là ai? Quyền hạn và trách nhiệm của Người phát ngôn?
Pháp luật
Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin báo chí của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trình tự thực hiện công tác mua sắm, sửa chữa tài sản từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam?
Pháp luật
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được nhận mức phụ cấp phục vụ hàng tháng là bao nhiêu?
Pháp luật
Có áp dụng chế độ phụ cấp phục vụ đối với Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hay không?
Pháp luật
Danh sách nhân sự Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa 13 nhiệm kỳ 2023 - 2028?
Pháp luật
Mức phụ cấp trách nhiệm cán bộ cấp Tổng Liên đoàn từ 01/7/2023 là bao nhiêu? Cách tính như thế nào?
Pháp luật
BHXH Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc phối hợp với Tổng liên đoàn lao động về việc thanh tra BHXH?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình Giờ thứ 9
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
231 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình Giờ thứ 9 Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: