Phụ nữ độc thân có được đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không? Người mắc bệnh truyền nhiễm có được thực hiện phương pháp này không?
Phụ nữ độc thân có được đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2015/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1. Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các kỹ thuật này, gồm:
a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kế hoạch điều trị cho cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này và không thể có kế hoạch điều trị phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
Và căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
...
Theo đó, cặp vợ chồng vô sinh hoặc là phụ nữ độc thân là những đối tượng có thể đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để có thể có con.
Phụ nữ độc thân có được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (Hình từ internet)
Người mắc bệnh truyền nhiễm có được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 57/2015/TT-BYT về tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
Tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
1. Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
2. Người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.
Như vậy, khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì người thực hiện phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về sức khỏe như: Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, và các bệnh khác theo khoản 1 Điều này.
Do đó, trường hợp nếu bạn mắc một số bệnh truyền nhiễm và có kết luận không được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm vì xác định không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con thì bạn mới không thể thực hiện phương pháp này.
Trình tự các bước thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 57/2015/TT-BYT về quy trình thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
- Thăm khám cặp vợ chồng và làm các xét nghiệm cơ bản cần thiết;
- Đánh giá dự trữ buồng trứng;
- Kích thích buồng trứng;
- Theo dõi sự phát triển nang noãn;
- Tiêm thuốc giúp trưởng thành nang noãn khi đủ điều kiện;
- Chọc hút noãn qua đường âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm;
- Bắt đầu hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;
- Đồng thời lấy tinh trùng của người chồng và chuẩn bị tinh trùng;
- Cho tinh trùng thụ tinh với noãn theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) hoặc bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI);
- Nuôi cấy trong tủ cấy CO2;
- Kiểm tra sự thụ tinh của noãn;
- Nuôi cấy phôi và theo dõi;
- Chuyển phôi: có thể phôi ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5 (phôi nang), tùy phác đồ của từng cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
- Tiếp tục hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;
- Thử thai bằng định lượng bhCG huyết thanh;
- Siêu âm đường âm đạo để xác nhận sự phát triển của thai và vị trí thai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tờ khai môn bài khi nào? Hướng dẫn cách tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Nghị định 174/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm? Xem toàn văn Nghị định 174/2024 ở đâu?
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?
- Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01?