Lịch hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do cơ quan quản lý đường bộ quản lý, vận hành như thế nào?
- Kinh phí hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe do cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý được bố trí từ đâu?
- Lịch hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do cơ quan quản lý đường bộ quản lý, vận hành như thế nào?
- Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe?
Kinh phí hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe do cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý được bố trí từ đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Kinh phí hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe
1. Đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe do cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý, kinh phí hoạt động được bố trí từ:
a) Nguồn chi sự nghiệp kinh tế đường bộ (không bao gồm tiền lương, phụ cấp theo lương đối với người đã được hưởng lương từ ngân sách nhà nước); trong đó, nguồn từ ngân sách Trung ương đối với Trạm là tài sản công do Bộ Giao thông vận tải quản lý, nguồn từ ngân sách địa phương đối với Trạm là tài sản công do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý;
b) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe do Tổ chức được giao quản lý, bảo trì đường bộ quản lý, vận hành: kinh phí hoạt động được bố trí từ nguồn chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì của dự án, được tính vào phương án tài chính của Hợp đồng dự án PPP (đối với Dự án đầu tư xây dựng, vận hành khai thác theo phương thức đối tác công tư).
Như vậy theo quy định trên kinh phí hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe do cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý được bố trí từ:
- Nguồn chi sự nghiệp kinh tế đường bộ (không bao gồm tiền lương, phụ cấp theo lương đối với người đã được hưởng lương từ ngân sách nhà nước); trong đó:
+ Nguồn từ ngân sách Trung ương đối với Trạm là tài sản công do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
+ Nguồn từ ngân sách địa phương đối với Trạm là tài sản công do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Lịch hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do cơ quan quản lý đường bộ quản lý, vận hành như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do cơ quan quản lý đường bộ quản lý, vận hành
1. Trạm hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ. Trường hợp vì lý do sự cố kỹ thuật hoặc thiên tai, Trạm phải tạm ngừng hoạt động, đơn vị trực tiếp quản lý Trạm phải có văn bản (hoặc gửi qua Fax, thư điện tử) báo cáo ngay cho cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý Trạm; thời gian báo cáo không chậm quá 01 ngày kể từ khi Trạm tạm ngừng hoạt động.
2. Người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe được Cơ quan quản lý đường bộ bố trí phải đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sử dụng kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe để phát hiện, xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Như vậy theo quy định trên lịch hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do cơ quan quản lý đường bộ quản lý, vận hành như sau:
- Trạm hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.
- Trường hợp vì lý do sự cố kỹ thuật hoặc thiên tai, Trạm phải tạm ngừng hoạt động, đơn vị trực tiếp quản lý Trạm phải có văn bản (hoặc gửi qua Fax, thư điện tử) báo cáo ngay cho cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý Trạm; thời gian báo cáo không chậm quá 01 ngày kể từ khi Trạm tạm ngừng hoạt động.
Lịch hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do cơ quan quản lý đường bộ quản lý, vận hành như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định trong việc quản lý hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm như sau:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam:
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ; phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường địa phương khi được cơ quan quản lý đường bộ tại địa phương đề nghị.
+ Quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
+ Quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên quốc lộ, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do đơn vị quản lý.
+ Tổ chức tập huấn cho đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan.
+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT.
- Trách nhiệm của các Cục Quản lý đường bộ:
+ Thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ thuộc phạm vi quản lý hoặc theo chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam; phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường địa phương khi được cơ quan quản lý đường bộ tại địa phương đề nghị.
+ Kết nối dữ liệu thiết bị cân của Trạm kiểm tra tải trọng xe được giao quản lý với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT.
- Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải:
+ Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên hệ thống đường bộ địa phương; quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do địa phương quản lý; chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ thuộc địa bàn của địa phương; chế độ, chính sách cho hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe do địa phương quản lý.
+ Thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ địa phương, hệ thống quốc lộ được phân cấp quản lý; phối hợp với Cục Quản lý đường bộ thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ qua địa bàn địa phương khi được Cục Quản lý đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị hoặc Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo.
+ Kết nối dữ liệu thiết bị cân của Trạm kiểm tra tải trọng xe được giao quản lý với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
+ Phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức tập huấn cho đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan.
+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc hoàn thành nghĩa vụ quân sự ngày xuất ngũ năm 2025? Đi nghĩa vụ 2025 về được bao nhiêu tiền?
- Quy định trẻ em ngồi ghế trước ô tô, xe máy tại Nghị định 168 cần nắm rõ? Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy bị phạt đến 14 triệu đồng đúng không?
- Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ lương hưu không? Thời điểm hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi?
- Kiểm soát biên chế mới sau sáp nhập: Không vượt tổng số CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hiện có?
- Công văn 10225/SNV-CCVC thực hiện chế độ thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP TPHCM như thế nào?