Kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính thông qua những hình thức nào?

Cho tôi hỏi: Có thể kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính thông qua những hình thức nào? Câu hỏi của anh Hải đến từ Phú Yên.

Cách xác định văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính phải kiểm tra thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định việc xác định văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính phải kiểm tra thực hiện như sau:

- Văn bản thuộc đối tượng kiểm tra thực hiện bao gồm văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành, liên tịch ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính được tổng hợp thành Danh mục văn bản kiểm tra thực hiện.

- Chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc đối tượng kiểm tra bao gồm: Chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được thể chế hóa trong văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành, liên tịch ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành; và văn bản cá biệt, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm đề xuất (qua Vụ Pháp chế Bộ) các văn bản thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của đơn vị cần kiểm tra thực hiện trong năm sau gồm các nội dung:

+ Văn bản quy phạm pháp luật đã thực hiện từ 01 năm trở lên hoặc có vướng mắc cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.

+ Thuộc nội dung trọng tâm của đơn vị trong chương trình công tác hàng năm của Bộ.

- Căn cứ đề xuất của các đơn vị, Vụ Pháp chế Bộ tổng hợp, đề xuất, bổ sung thêm văn bản cần kiểm tra (nếu cần) vào Danh mục văn bản kiểm tra thực hiện trình Bộ xem xét, quyết định và tổ chức triển khai.

Có thể kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính thông qua những hình thức nào?

Kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính thông qua những hình thức nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tổ chức kiểm tra văn bản thuộc Danh mục văn bản kiểm tra là gì?

Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định nguyên tắc tổ chức kiểm tra văn bản thuộc Danh mục văn bản kiểm tra như sau:

- Kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra thực hiện văn bản theo Danh mục văn bản kiểm tra với công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật và chỉ tiến hành kiểm tra sau khi có phương án kiểm tra cụ thể được Bộ phê duyệt.

- Việc kiểm tra phải bảo đảm dân chủ, công khai, đúng pháp luật, không gây phiền hà và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra.

- Kết thúc kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, nếu phát hiện có sai phạm phải đề xuất biện pháp xử lý.

Có thể kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính thông qua những hình thức nào?

Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định như sau:

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào nội dung kiểm tra và tình hình thực tế, có thể lựa chọn hoặc kết hợp hai hình thức sau:

- Kiểm tra thông qua báo cáo tự kiểm tra của các đối tượng kiểm tra: Đơn vị chủ trì kiểm tra có công văn yêu cầu và hướng dẫn các đơn vị thực hiện tự kiểm tra và báo cáo kết quả về Bộ Tài chính (qua đơn vị chủ trì kiểm tra).

- Thành lập đoàn kiểm tra trực tiếp: Trên cơ sở báo cáo tự kiểm tra của các đơn vị, lựa chọn đối tượng kiểm tra và tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp theo từng lĩnh vực, từng địa bàn cụ thể. Đơn vị chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng kiểm tra trước khi thực hiện kiểm tra trực tiếp ít nhất là 7 ngày làm việc.

Báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính như thế nào?

Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 79/2015/TT-BTC quy định báo cáo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện văn bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính như sau:

- Khi kết thúc kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra phải báo cáo Bộ kết quả kiểm tra, đồng gửi Vụ Pháp chế Bộ để theo dõi, tổng hợp.

- Báo cáo kiểm tra gồm các nội dung chủ yếu sau: Tình hình, kết quả thực hiện văn bản; các khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện văn bản; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung văn bản (nếu có); kiến nghị xử lý các vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra.

- Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra phải được gửi lấy ý kiến của các đơn vị tham gia kiểm tra và các đơn vị có liên quan trước khi trình Bộ.

- Đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ tại báo cáo kết quả kiểm tra.

Bộ Tài chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Tài chính là ai? Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tài chính có đúng không?
Pháp luật
Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính thì tổ chức nào là tổ chức hành chính, tổ chức nào là tổ chức sự nghiệp?
Pháp luật
Người được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính được hưởng phụ cấp chức vụ bao nhiêu?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách khối ký thay Bộ trưởng các văn bản xử lý các vấn đề cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài chính gồm những ai? Tiêu chuẩn chung của các chức danh?
Pháp luật
Người làm lưu trữ ở Bộ Tài chính được quy định như thế nào? Người làm lưu trữ ở Bộ Tài chính không được thực hiện những hành vi nào?
Pháp luật
Cổng thông tin điện tử nội bộ Bộ Tài chính có những chuyên trang gì và hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành của đơn vị nào?
Pháp luật
Bộ Tài chính và Bộ Công an phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Việc chỉnh sửa thông tin Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực Tài chính phải đảm bảo yêu cầu nào?
Pháp luật
Kinh phí thực hiện Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam được đảm bảo từ các nguồn nào? Mức chi thù lao Ban Chủ nhiệm Đề án là bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Tài chính
462 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Tài chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: