Kéo dài thời gian thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính đúng không?

Cho tôi hỏi: Thời gian thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính chậm nhất là khi nào? Câu hỏi của chị Tuyết đến từ Lâm Đồng.

Thời gian và kinh phí thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính như thế nào?

Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 302/QĐ-TTg năm 2023 hướng dẫn thời gian và kinh phí thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính như sau:

- Tiếp tục thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” theo Quyết định 513/QĐ-TTg năm 2012, Quyết định 874/QĐ-TTg năm 2016Quyết định 129/QĐ-TTg năm 2021. Trong đó:

+ Nhiệm vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải hoàn thành chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.

+ Nhiệm vụ của các bộ, cơ quan trung ương phải hoàn thành chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.

- Kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của các bộ, cơ quan trung ương do ngân sách trung ương bảo đảm.

- Kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do ngân sách địa phương bảo đảm.

Kéo dài thời gian thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính?

Kéo dài thời gian thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính là gì?

Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 302/QĐ-TTg năm 2023 quy định nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính như sau:

- Nhiệm vụ năm 2023:

+ Trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết khu vực chưa thống nhất địa giới đơn vị hành chính do lịch sử để lại.

+ Giải quyết các khu vực chưa thống nhất địa giới đơn vị hành chính các cấp mới phát sinh do có sai sót trong quá trình lập hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính theo Chỉ thị 364-CT năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã; tổ chức thực hiện việc xác định địa giới đơn vị hành chính trên thực địa theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Kiểm tra nghiệm thu, đánh giá chất lượng các sản phẩm của Dự án theo quy chuẩn kỹ thuật về xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp và theo yêu cầu của Dự án.

+ Thẩm định hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa theo yêu cầu của Dự án.

+ Lập hồ sơ xác định ranh giới quản lý hành chính biển, đảo trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Mục tiêu năm 2024:

+ Hoàn thành thẩm định hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa theo yêu cầu của Dự án.

+ Xác định ranh giới quản lý hành chính biển, đảo trên thực địa theo quyết định của cấp có thẩm quyền và chuyển vẽ lên bản đồ địa giới đơn vị hành chính hệ tọa độ quốc gia VN-2000 để đưa vào quản lý, sử dụng.

- Mục tiêu năm 2025:

+ Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới đơn vị hành chính và tập huấn, chuyển giao phần mềm quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu đến các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

+ Giải quyết dứt điểm các công việc còn lại và tổ chức tổng kết công tác triển khai thực hiện Dự án.

- Giải pháp:

+ Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung quy trình, thủ tục thẩm định hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nhiệm vụ còn lại của Dự án và gửi hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa về Bộ Nội vụ để tổng hợp, xây dựng kế hoạch thẩm định; bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ còn lại của Dự án và thực hiện giải ngân theo đúng quy định của pháp luật.

+ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân trong quá trình giải quyết các khu vực chưa thống nhất địa giới đơn vị hành chính các cấp.

+ Các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, hướng dẫn giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề vượt thẩm quyền.

+ Kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, tạm dừng việc chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới và sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đến khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ có quyết định công nhận số lượng, chất lượng hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp của địa phương đã được hoàn thiện, hiện đại hóa theo yêu cầu của Dự án.

Bộ Nội vụ có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính?

Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 302/QĐ-TTg năm 2023 quy định trong việc thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính Bộ Nội vụ có trách nhiệm như sau:

- Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết khu vực chưa thống nhất địa giới đơn vị hành chính do lịch sử để lại; hướng dẫn giải quyết các khu vực chưa thống nhất địa giới đơn vị hành chính các cấp mới phát sinh.

- Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phương án xác định ranh giới quản lý hành chính biển, đảo giữa 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, đảo.

- Tổ chức thẩm định công nhận số lượng, chất lượng hồ sơ, bản đồ địa giới đơn vị hành chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa theo yêu cầu của Dự án.

- Mua sắm thiết bị phần cứng, phần mềm phục vụ quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về địa giới đơn vị hành chính.

- Theo dõi, kiểm tra và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả và tổng kết công tác triển khai thực hiện Dự án.

Địa giới hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu địa giới hành chính dựa theo nguyên tắc nào? Chuyển đổi này được thực hiện theo những bước nào?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu địa giới hành chính gồm có những chỉ tiêu kỹ thuật nào? Việc cập nhật cơ sở này được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu địa giới hành chính là gì? Thời hạn cập nhật cơ sở dữ liệu địa giới hành chính trong bao lâu?
Pháp luật
Công tác cắm mốc địa giới hành chính được quy định như thế nào? Hành vi phá hoại mốc địa giới hành chính bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Khi thực hiện sáp nhập địa giới hành chính cơ quan nhà nước có tiến hành lấy ý kiến của công dân đang cư trú trên địa bàn không?
Pháp luật
Kéo dài thời gian thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính đúng không?
Pháp luật
Thống kê, kiểm kê chỉ tiêu tổng diện tích đất đối với các khu vực có tranh chấp hoặc không thống nhất về địa giới hành chính cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Địa giới hành chính
979 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Địa giới hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào