Hợp đồng giao khoán là gì? Mẫu Hợp đồng giao khoán và hướng dẫn cách ghi theo mới nhất hiện nay?
Hợp đồng giao khoán là gì?
Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.
Hợp đồng giao khoán là gì? Mẫu Hợp đồng giao khoán và hướng dẫn cách ghi theo mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Hợp đồng giao khoán và hướng dẫn cách ghi theo mẫu của Thông tư 200?
Hiện nay, Mẫu Hợp đồng giao khoán được quy định tại Mẫu số 08 – LĐTL ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC dành cho mọi loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Tải mẫu hợp đồng giao khoán theo Thông tư 200 tại đây
Hướng dẫn cách ghi:
Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và số của hợp đồng giao khoán (nếu có). Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán và bên nhận khoán.
Phần I. Điều khoản chung:
- Phương thức giao khoán: Ghi rõ phương thức giao khoán cho người nhận khoán.
- Điều kiện thực hiện hợp đồng: Ghi rõ các điều kiện cam kết của 2 bên khi ký hợp đồng giao khoán.
- Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện công việc nhận khoán từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hợp đồng.
- Các điều kiện khác: Ghi rõ các điều kiện khác khi ký kết hợp đồng.
Phần II. Điều khoản cụ thể:
Ghi rõ nội dung các công việc khoán, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán và người giao khoán (như điều kiện làm việc, yêu cầu sản phẩm (công việc) khoán, thời gian hoàn thành và số tiền phải thành toán) đối với bên nhận khoán.
Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành 3 bản :
- 1 bản giao cho người nhận khoán;
- 1 bản lưu ở bộ phận lập hợp đồng;
- 1 bản chuyển về phòng kế toán cho người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm căn cứ để thanh toán hợp đồng.
Hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán, người lập và kế toán trưởng bên giao khoán.
Hợp đồng giao khoán và hướng dẫn cách ghi theo mẫu của Thông tư 133?
Mẫu Hợp đồng giao khoán được quy định tại Mẫu số 08 – LĐTL ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể như sau:
Tải Mẫu Hợp đồng giao khoán theo Thông tư 133: tại đây
Hướng dẫn cách ghi:
Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và số của hợp đồng giao khoán (nếu có). Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán và bên nhận khoán.
Phần I. Điều khoản chung:
- Phương thức giao khoán: Ghi rõ phương thức giao khoán cho người nhận khoán.
- Điều kiện thực hiện hợp đồng: Ghi rõ các điều kiện cam kết của 2 bên khi ký hợp đồng giao khoán.
- Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện công việc nhận khoán từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hợp đồng.
- Các điều kiện khác: Ghi rõ các điều kiện khác khi ký kết hợp đồng.
Phần II. Điều khoản cụ thể:
Ghi rõ nội dung các công việc khoán, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán và người giao khoán (như điều kiện làm việc, yêu cầu sản phẩm (công việc) khoán, thời gian hoàn thành và số tiền phải thanh toán) đối với bên nhận khoán.
Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành 3 bản:
- 1 bản giao cho người nhận khoán;
- 1 bản lưu ở bộ phận lập hợp đồng;
- 1 bản chuyển về phòng kế toán cho người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm căn cứ để thanh toán hợp đồng.
Hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán, người lập và kế toán trưởng bên giao khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc phê duyệt dự án PPP của cấp có thẩm quyền được thực hiện theo quy định nào theo Nghị định 175?
- Có được xây dựng nhà trổ cửa sổ sang nhà người khác hay không? Thủ tục hòa giải tại Ủy ban xã với trường hợp trổ cửa sổ sang nhà hàng xóm như nào?
- Biện pháp nhắc nhở là gì? Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở được quy định như thế nào?
- Quản lý tại gia đình là gì? Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình theo quy định là bao nhiêu lâu?
- Năm cá nhân số 9 năm 2025 có ý nghĩa gì? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan bị phạt hành chính như thế nào?