Hợp đồng BCC là gì? Hợp đồng BCC có chi tiết những quy định pháp lý nào theo Luật Đầu tư 2020?

Hợp đồng BCC có chi tiết những quy định pháp lý nào theo Luật Đầu tư 2020? Tôi có thắc mắc về hợp đồng BCC mong muốn được giải đáp. Tôi được nghe rất nhiều về hợp đồng BCC nhưng tôi chưa thực sự hiểu hợp đồng BCC là gì. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng theo quy định của pháp luật hiện nay thì hợp đồng BCC là gì? Cảm ơn vì đã giải đáp thắc mắc của tôi.

Hợp đồng BCC là gì?

Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về khái niệm hợp đồng BCC cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Chủ thể thực hiện hợp đồng BCC là ai?

Căn cứ theo Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định về chủ thể thực hiện hợp đồng BCC cụ thể như sau:

Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Pháp luật quy định như thế nào về nội dung hợp đồng BCC?

Tại Điều 28 Luật Đầu tư 2020 quy định về nội dung hợp đồng BCC cụ thể như sau:

Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng BCC

Ưu điểm của hợp đồng BCC

- Hợp đồng BCC không quy định chủ thể giữa các bên ký kết phải là pháp nhân. Điểm này giúp cho các bên tự do thỏa thuận ký kết mà không bị ràng buộc bởi pháp nhân chung. Đây là xem là một ưu điểm lớn của hợp đồng BCC

- Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí do không cần thành lập tổ chức kinh tế, không phải vận hành pháp nhân mới.

- Các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, bổ sung những thiếu sót trong quá trình hợp tác chung.

- Nhà đầu tư có thể nhân danh tư cách cá nhân của mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ mà không cần phải nhân danh pháp nhân.

Nhược điểm của hợp đồng BCC

Một số nhược điểm của hợp đồng BCC mà bạn có thể tham khảo là:

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì nhà đầu tư không phải thành lập một tổ chức kinh tế mới, do vậy trong khi thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư phải ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng BCC.

- Vì không thành lập một tổ chức kinh tế mới, không có tư cách pháp nhân vậy nên khi lựa chọn đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì các bên sẽ không có con dấu chung. Việc này tại Việt Nam được xem là một trong số những bất cập vì một vài trường hợp cụ thể, pháp luật Việt Nam quy định và yêu cầu con dấu cho từng văn bản cụ thể.

- Vì là hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC dễ tiến hành, thủ tục đầu tư không quá phức tạp do vậy chỉ phù hợp với những dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn ngắn.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về hợp đồng BCC. Trân trọng!

Hợp đồng BCC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định đúng hay không?
Pháp luật
Khi quyết định ký kết hợp đồng BCC chia lợi nhuận sau thuế các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do những nguyên nhân nào?
Pháp luật
Tài sản của các bên đóng góp khác trong Hợp đồng BCC được xác định là nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có bắt buộc phải thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng hay không?
Pháp luật
Hợp đồng BCC được ký kết bởi những ai? Các bên tham gia hợp đồng có được sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Khái niệm của hợp đồng hợp tác kinh doanh? Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC quy định như thế nào? Nội dung hợp đồng BCC gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư BCC không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Công ty 100% vốn Việt Nam và Công ty nước ngoài được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng BCC là gì? Hợp đồng BCC có chi tiết những quy định pháp lý nào theo Luật Đầu tư 2020?
Pháp luật
Đóng góp bằng nhân lực cho hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) thì có phù hợp với quy định không?
Pháp luật
Hợp đồng BCC có được xem là một trong những hình thức đầu tư theo pháp luật về đầu tư hiện hành hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng BCC
19,523 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng BCC
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào