Hội nghị COP26: Thực hiện hóa các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu, phấn đấu mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050?
- Thực hiện hóa các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu, phấn đấu mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050?
- Mục tiêu cụ thể của Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung?
- Diễn biến hội nghị Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26)?
Thực hiện hóa các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu, phấn đấu mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Điều 1 Quyết định 888/QĐ-TTg năm 2022 quy định mục tiêu chung của Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu như sau:
- Chủ động tham gia xu thế toàn cầu phát triển các-bon thấp, huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, đóng góp vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng nhằm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Hội nghị COP26: Thực hiện hóa các cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu, phấn đấu mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050? (Hình từ internet)
Mục tiêu cụ thể của Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 1 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-TTg năm 2022 quy định mục tiêu cụ thể của Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu như sau:
- Hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ khuyến khích, thúc đẩy, tạo điều kiện cho phát triển các-bon thấp, giảm phát thải.
Rà soát, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về thủ tục, tạo đột phá cho thu hút các dòng vốn đầu tư, phát triển cácbon thấp của các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính đầu tư vào Việt Nam thông qua đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật.
- Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, ngành và địa phương được rà soát, cập nhật, điều chỉnh phù hợp với mục tiêu cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, xây dựng kế hoạch đề triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
- Các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng, nông nghiệp, xử lý chất thải được đầy mạnh.
Đến năm 2030, khuyến khích sử dụng điện, năng lượng xanh trong giao thông vận tải, sử dụng 100% xăng E5; giảm 32,6% lượng phát thải khí nhà kính trong năng lượng, 43% trong nông nghiệp, 70% trong lâm nghiệp và sử dụng đất đồng thời tăng 20% lượng hấp thụ các-bon, 60,7% trong xử lý chất thải, 38,3% trong các quá trình công nghiệp (so với kịch bản phát triển thông thường).
Các giải pháp thu hồi và lưu giữ các-bon từ các nguồn phát thải lớn được nghiên cứu, áp dụng rộng rãi.
. - Xác định chi tiết tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam; xác định các khu vực biển thu hút các nhà đầu tư, đưa một số dự án điện gió ngoài khơi vào hoạt động ở các khu vực có tiềm năng.
Đến năm 2030, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối chiếm ít nhất 33% tổng sản lượng điện phát; giảm tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch; tham gia các tổ chức năng lượng quốc tế.
- Phát triển các dự án năng lượng mới không phát thải như sản xuất nhiên liệu hydro xanh, amonia xanh... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng gồm pin tích năng, thủy điện tích năng, trữ nhiệt và lưới điện thông minh, bảo đảm độ ổn định và tích hợp năng lượng tái tạo trong hệ thống điện với tỷ lệ cao.
- Hình thành cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ các-bon, thị trường giao dịch tín chỉ các-bon trong nước. Đến năm 2030, thị trường các-bon trong nước được vận hành và kết nối với thị trường các-bon các nước trong khu vực và thế giới.
- Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, phục hồi các nguồn tài nguyên, hệ sinh thái được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu được bảo đảm cơ bản, đặc biệt tại các khu vực dễ bị tổn thương, rủi ro trước tác động của biến đổi khí hậu; các giải pháp thích ứng dựa vào tự nhiên, hệ sinh thái, cộng đồng được áp dụng rộng rãi.
Phát triển nông nghiệp sinh Cty thái, bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng.
- Thực hiện sáng kiến của Liên hợp quốc về “Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái”, triển khai Chương trình trồng một tỷ cây xanh vì một Việt Nam xanh.
- Xây dựng, tham gia Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, công lý; tham gia Liên minh thích ứng toàn cầu và các sáng kiến quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chuyển dịch năng lượng.
- Thúc đẩy ngoại giao khí hậu; phát triển đồng bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh tăng cường năng lực, truyền thông phục vụ phát triển cácbon thấp, giảm phát thải.
Diễn biến hội nghị Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26)?
Hội nghị COP26 diễn ra từ ngày 01 đến ngày 12/11/2021 tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. Tại COP26, lần đầu tiên từ sau Hiệp định Paris năm 2015, các nước phải đánh giá lại những cam kết tự nguyện giảm khí thải họ từng đặt ra.
Hơn 100 quốc gia thành viên đã đề xuất mục tiêu mới, được gọi là mức đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC), nhưng các chuyên gia không còn lạc quan như trước. Họ cho rằng những NDC mới có thể vẫn không đủ sức ngăn chặn cơn ác mộng nóng lên toàn cầu vượt tầm kiểm soát.
Hội nghị đã tập trung thảo luận các nội dung chính gồm:
(i) giải pháp đạt được mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào giữa thế kỷ 21;
(ii) đảm bảo duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở dưới 1,5°C trong giai đoạn công nghiệp hóa;
(iii) bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên;
(iv) đảm bảo quỹ tài chính về biến đổi khí hậu;
(v) lên kế hoạch chi tiết thực hiện Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu;
(vi) thảo luận những khả năng hợp tác về đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hiệp ước yêu cầu các quốc gia vào cuối năm 2022 phải "xem xét lại và củng cố" các mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030, “có tính đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau", để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức "dưới 2 độ C" hoặc 1,5 độ C theo Hiệp định Paris.
Đây là một bước tiến bởi theo các thỏa thuận khí hậu trước đây của LHQ, các quốc gia được yêu cầu đệ trình các kế hoạch này, còn gọi là đóng góp quốc gia tự quyết (NDC), 5 năm một lần.
Hiệp ước nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ khí hậu từ mọi nguồn để đạt mức cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỷ USD mỗi năm;
Đồng thời thúc giục các nước phát triển khẩn trương hoàn thành mục tiêu 100 tỷ USD đã cam kết cũng như mục tiêu đến năm 2025, và nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch trong việc thực hiện cam kết của các nước này.
Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019.
Trong khi các nước phát triển chịu trách nhiệm đối với phần lớn khí thải nhà kính, các nước đang phát triển lại chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động khi hết hạn mới nhất? Cách điền mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động?
- Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng là gì? Mẫu Văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng xây dựng mới nhất?
- Mẫu báo cáo nhân sự cuối năm và kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho năm sau của công ty dành cho HR?
- Mẫu Biên bản đàm phán hợp đồng xây dựng mới nhất? Khi ký kết hợp đồng xây dựng phải tuân thủ nguyên tắc nào?
- Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng gồm những gì? Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo Nghị định 175 ra sao?