Học phí trường Đại học Kinh tế Luật khóa tuyển sinh 2024 dự kiến thế nào? Điểm nổi bật mới trong chương trình đào tạo mới của trường là gì?

Học phí trường Đại học Kinh tế Luật khóa tuyển sinh 2024 dự kiến thế nào? Điểm nổi bật mới trong chương trình đào tạo mới của trường là gì? - câu hỏi của chị M.K (Quảng Nam)

Học phí trường Đại học Kinh tế Luật khóa tuyển sinh 2024 dự kiến thế nào?

Ngày 23 tháng 3 năm 2024 Trường đại học Kinh tế Luật (UEL) đã thông báo học phí trường Đại học Kinh tế Luật khóa tuyển sinh 2024 (dự kiến) đối với chương trình tiếng Việt và chương trình tiếng Anh theo lộ trình như sau:

Học phí trường Đại học Kinh tế Luật khóa tuyển sinh 2024 dự kiến thế nào? Điểm nổi bật mới trong chương trình đào tạo mới của trường là gì?

Học phí trường Đại học Kinh tế Luật khóa tuyển sinh 2024 dự kiến thế nào? Điểm nổi bật mới trong chương trình đào tạo mới của trường là gì? (Hình từ Internet)

Điểm nổi bật trong chương trình đào tạo mới của trường Đại học Kinh tế Luật là gì?

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và chăm sóc người học, từ năm 2023, UEL đã cấu trúc lại các chương trình đào tạo chuẩn và chương trình đào tạo chất lượng cao chuyển thành “chương trình đào tạo tiếng Việt” và “chương trình đào tạo tiếng Anh”. Cả 2 chương trình đào tạo mới đều có những tiêu chuẩn nâng cao so với các chương trình đào tạo trước đây. Trong đó, có một số điểm nổi bật như sau:

- Sĩ số lớp sinh viên (dự kiến): chương trình tiếng Việt: 60 SV, chương trình tiếng Anh: 40 SV,

- Phòng học máy lạnh và trang thiết bị học hiện đại.

- Chương trình học tiên tiến theo định hướng nghiên cứu gắn liền thực tiễn.

- Phương pháp giảng dạy và học tập hiện đại, hoàn thiện các kỹ năng phát triển bản thân.

- Thời khóa biểu thiết kế linh hoạt, tạo sự chủ động cho SV học vượt, học song ngành.

- Đội ngũ giảng dạy có năng lực chuyên môn cao, uy tín trong nghiên cứu và thực tiễn.

- Hệ thống giảng dạy học tập trực tiếp UEL E-Learning hiện đại, tích hợp nhiều chức năng mạnh mẽ tạo điều kiện tốt nhất cho công tác đào tạo của nhà trường trong bối cảnh giáo dục 4.0.

- Người học được củng cố kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp thông qua các chương trình giao lưu doanh nhân, cựu sinh viên thành đạt; tham quan, kiến tập, thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu trong nước và nước ngoài.

- Sinh viên có cơ hội tham gia chuyển tiếp học các chương trình liên kết quốc tế,.. tại các trường đối tác ở các quốc gia: Anh, Pháp, Úc, Mỹ, Nhật, Hàn, Singapore,…

- Khu tập luyện thể dục thể thao hiện đại: 2 sân bóng đá cỏ nhân tạo, 2 sân bóng rổ, 2 sân bóng chuyền và 1 nhà tập luyện với sức chứa 3 sân cầu lông.

Phương thức tuyển sinh của trường Đại học Kinh tế Luật ĐHQG TP Hồ Chí Minh năm 2024?

Ngày 19/02/2024, phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên trường Đại học Kinh tế Luật (UEL) ĐHQG-HCM cho biết năm 2024 trường Đại học Kinh tế Luật (UEL) ĐHQG-HCM sẽ dự kiến tổ chức 5 phương thức tuyển sinh. Cụ thể như sau:

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (UTXT) (tối đa 5% tổng chỉ tiêu)

+ Xét tuyển thẳng, UTXT theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ GDĐT;

+ UTXT thẳng học sinh giỏi, tài năng trường THPT theo quy định ĐHQG-HCM.

- Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM (tối đa 20% tổng chỉ tiêu).

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 (30% đến 50% tổng chỉ tiêu).

- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM tổ chức năm 2024 (40% đến 60% tổng chỉ tiêu).

- Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL,…) kết hợp với kết quả học THPT hoặc xét chứng chỉ SAT/ACT/bằng tú tài quốc tế (IB)/ chứng chỉ A-Level (tối đa 10% tổng chỉ tiêu, trong đó không quá 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh).

Như vậy, dự kiến trong năm 2024 Trường Đại học Kinh tế Luật ĐHQG TP Hồ Chí Minh tuyển sinh Đại học chính quy theo 5 phương thức tuyển sinh.

Khung học phí giáo dục đại học năm học 2023-2024 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP) có nêu rõ mức trần học phí giáo dục đại học từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2026 - 2027 như sau:

Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

Khối ngành

Năm học 2023 - 2024

Năm học 2024 - 2025

Năm học 2025 - 2026

Năm học 2026 - 2027

Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

1.250

1.410

1.590

1.790

Khối ngành II: Nghệ thuật

1.200

1.350

1.520

1.710

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật

1.250

1.410

1.590

1.790

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên

1.350

1.520

1.710

1.930

Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y

1.450

1.640

1.850

2.090

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác

1.850

2.090

2.360

2.660

Khối ngành VI.2: Y dược

2.450

2.760

3.110

3.500

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường

1.200

1.500

1.690

1.910

- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;

- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;

- Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

Trường đại học
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm Trưởng khoa trường Đại học như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Pháp luật
Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh đào tạo những ngành nào năm 2024? Phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Luật TPHCM ra sao?
Pháp luật
Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế có tư cách pháp nhân không? Các hệ đào tạo của trường này?
Pháp luật
Học phí trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ năm học 2023 – 2024 như thế nào?
Pháp luật
09 Trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội? Trách nhiệm của các Trường thành viên trong hoạt động đào tạo?
Pháp luật
Học phí trường Đại học Kinh tế Luật khóa tuyển sinh 2024 dự kiến thế nào? Điểm nổi bật mới trong chương trình đào tạo mới của trường là gì?
Pháp luật
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có được tự chủ quy định lệ phí tuyển sinh hay không?
Pháp luật
Học hai trường đại học một lúc là gì? Những ưu điểm và hạn chế khi học học hai trường đại học một lúc bạn nên cân nhắc?
Pháp luật
Trường sĩ quan lục quân 2 Đại học Nguyễn Huệ có những phần thưởng cao quý nào? Trường Đại học Nguyễn Huệ có phải là cơ sở giáo dục đại học công lập không?
Pháp luật
Phương thức tuyển sinh dự kiến của trường Đại học Kinh tế Luật năm 2024? Các ngành, chuyên ngành đào tạo của trường Kinh tế Luật là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường đại học
347 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào