Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Cho tôi hỏi: Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa là gì? Câu hỏi của anh Vĩnh đến từ Phú Thọ

Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa là gì?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 159/2018/NĐ-CP định nghĩa hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa như sau:

Hoạt động nạo vét là hoạt động sử dụng phương tiện, thiết bị cơ giới, thủy lực thi công dưới nước để lấy đi vật chất dưới đáy (chất nạo vét); bao gồm các hoạt động nạo vét thi công công trình, nạo vét thu hồi sản phẩm.

Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Hoạt động nạo vét phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cộng đồng dân cư, hệ thống công trình đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai, phòng chống sạt lở lòng, bờ, bãi sông và không ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng hàng hải, giao thông đường thủy nội địa và các công trình khác.

- Không thực hiện các hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa mà các hoạt động đó có thể gây cản trở hoạt động tránh trú của tàu thuyền vào mùa lũ lụt, khi có thiên tai xảy ra.

- Trước khi tiến hành hoạt động nạo vét, đơn vị thi công nạo vét thông báo kế hoạch triển khai thực hiện (thời gian, tiến độ thi công, quy mô công trình, chủng loại và số lượng phương tiện thi công, hình thức thực hiện) đến cơ quan quản lý chuyên ngành, chính quyền địa phương nơi có công trình và có bảng niêm yết tại công trường trong suốt quá trình thi công. Bảng niêm yết thể hiện các nội dung về cơ quan phê duyệt, chủ đầu tư, nhà đầu tư, tổ chức tư vấn giám sát, đơn vị thi công, quy mô công trình, tiến độ thi công, thời gian bắt đầu thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn thực hiện, hình thức thực hiện.

- Các dự án nạo vét cơ bản thuộc đường thủy nội địa phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận phương án thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Trường hợp các dự án nạo vét cơ bản thuộc đường thủy nội địa có đê còn phải lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý; đối với dự án nạo vét cơ bản ở các tuyến đường thủy nội địa có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt hoặc thuộc địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, phải lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi phê duyệt dự án.

- Chất nạo vét phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về đất đai, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Việc thu hồi tài nguyên, khoáng sản thông qua hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 159/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Thu hồi tài nguyên, khoáng sản thông qua hoạt động nạo vét
1. Việc thu hồi tài nguyên, khoáng sản thông qua hoạt động nạo vét thực hiện theo quy định của pháp luật về tài nguyên, khoáng sản, các quy định về công tác thi công, đổ chất nạo vét quy định tại Điều 5 và phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan trong công tác giám sát và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đối với hoạt động thu hồi tài nguyên, khoáng sản thông qua hoạt động nạo vét để đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông hàng hải, đường thủy nội địa, an toàn an ninh và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, các cơ quan có liên quan để giám sát hoạt động thu hồi tài nguyên, khoáng sản thông qua hoạt đọng nạo vét.

Việc thu hồi tài nguyên, khoáng sản thông qua hoạt đọng nạo vét sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật về tài nguyên, khoáng sản.

Đường thuỷ nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Hoạt động nạo vét
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thi công nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP cần đảm bảo các yêu cầu gì?
Pháp luật
Nạo vét đường thủy nội địa địa phương được thực hiện như thế nào theo Nghị định 57/2024/NĐ-CP?
Pháp luật
Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực là cơ quan gì? Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa khu vực do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Nghị định 57/2024/NĐ-CP quản lý hoạt động nạo vét vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị tiếp nhận chất nạo vét từ hoạt động nạo vét vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa ra sao?
Pháp luật
Hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Xây nhà, làm nhà nổi trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa được không? Có bị xử phạt không?
Pháp luật
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý các phương tiện đường thủy nội địa có đúng không?
Pháp luật
Mức phạt vi phạm về thiết lập, bảo trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định pháp luật hiện hành như thế nào?
Pháp luật
Thuyền trưởng tàu thủy nội địa không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường thuỷ nội địa
2,303 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường thuỷ nội địa Hoạt động nạo vét
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào