Hoạt động bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam được quy định như thế nào?

Cho hỏi bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam như thế nào? Câu hỏi của chị Như Ý đến từ Hà Nội.

Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam như thế nào?

Căn cứ vào Điều 35 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam
1. Đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam, Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh toàn bộ người, hành lý, hàng hóa, vật phẩm của đoàn khách chuyên cơ tại cảng hàng không; phối hợp với lực lượng an ninh của đoàn khách chuyên cơ áp tải hành lý ký gửi, hàng hóa từ nơi kiểm tra an ninh tới tàu bay chuyên cơ.
2. Nếu phía nước ngoài có công hàm gửi Cục Hàng không Việt Nam hoặc cơ quan Việt Nam chủ trì đón tiễn hoặc Bộ Ngoại giao có yêu cầu bằng văn bản miễn kiểm tra an ninh hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện theo nội dung công hàm, công văn đề nghị đối với người, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ và triển khai đến Cảng vụ hàng không để thực hiện kiểm tra, giám sát.
3. Nội dung công văn, công hàm đề nghị miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ phải có các thông tin sau: Loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, thời gian, địa điểm cất, hạ cánh và nội dung cam kết “Chúng tôi cam kết sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về an ninh, an toàn hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ”
4. Nội dung công văn, công hàm đề nghị miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên khoang phải có các thông tin sau: Loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, thời gian, địa điểm cất, hạ cánh và nội dung cam kết “Chúng tôi cam kết sẽ đề nghị người được miễn kiểm tra an ninh hàng không không mang theo bất cứ vật, chất cấm lên tàu bay theo quy định của pháp luật Việt Nam và chịu trách nhiệm về cam kết này”.
5. Khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo thỏa thuận với cơ quan đại diện nước ngoài, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Việt Nam và nước ngoài chủ trì được giao nhiệm vụ phục vụ chuyên cơ của nước ngoài, Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh tăng cường cho tàu bay, đối tượng chuyên cơ, hành lý, hàng hóa của đoàn chuyên cơ nước ngoài tại khu vực cảng hàng không, sân bay.

Theo đó, Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh toàn bộ người, hành lý, hàng hóa, vật phẩm của đoàn khách chuyên cơ tại cảng hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam.

Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam như thế nào?

Hoạt động bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình từ internet)

Người khai thác cảng hàng không tại cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh sẽ có trách nhiệm gì để bảo đảm an toàn chuyến bay chuyên cơ?

Căn cứ Điều 39 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không tại cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh
1. Xây dựng quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang trong tài liệu khai thác sân bay, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
2. Xác định khu vực sân đỗ, vị trí đỗ tàu bay, nhà khách để phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; chủ trì, phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay tổ chức phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài; bố trí lực lượng canh gác bảo vệ cho tàu bay chuyên cơ và chủ trì phối hợp canh gác bảo vệ tàu bay chuyên cơ.
3. Kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay; Lưu chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu, mẫu nhiên liệu chuyên cơ cho đến khi tàu bay chuyên cơ hạ cánh an toàn ở sân bay đến.
4. Thông báo về việc hạn chế khai thác tại cảng hàng không khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ; thông báo kịp thời cho các cơ quan, đơn vị theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư này trong trường hợp giờ cất, hạ cánh dự kiến của tàu bay chuyên cơ sai lệch so với giờ dự kiến trong kế hoạch bay không lưu quá 10 phút.
5. Chủ trì việc bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang, đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam và nước ngoài, các đoàn khách cấp cao của Việt Nam, các đoàn khách cấp cao nước ngoài tháp tùng chuyến bay chuyên cơ đến Việt Nam và đi từ Việt Nam và hành lý, hàng hóa trong khu vực sân bay; phối hợp việc bảo đảm an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
6. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ phận phục vụ, chuẩn bị tàu bay chuyên cơ làm nhiệm vụ, bảo đảm lịch cất, hạ cánh của tàu bay chuyên cơ.
7. Phối hợp việc tổ chức các nghi lễ đón, tiễn phù hợp với tính chất của nhiệm vụ chuyên cơ, đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
8. Đối với các chuyến bay chuyên cơ nước ngoài, người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với cơ quan có trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an bảo đảm an ninh, an toàn tăng cường cho tàu bay, đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài tại khu vực sân bay Việt Nam, khi có yêu cầu của phía nước ngoài.
9. Bảo đảm an ninh cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ và hàng hóa, hành lý của đoàn khách chuyên cơ trong khu vực cảng hàng không, sân bay.

Theo đó, người khai thác cảng hàng không tại cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh sẽ thực hiện những trách nhiệm nêu trên để bảo đảm an toàn chuyến bay chuyên cơ.

Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm gì để bảo đảm an toàn chuyến bay chuyên cơ?

Căn cứ vào Điều 37 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam trong việc bảo đảm an toàn chuyến bay chuyên cơ như sau:

- Tiếp nhận và triển khai thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài.

- Chỉ đạo, giám sát các cơ quan, đơn vị ngành hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; triển khai văn bản về việc miễn kiểm tra an ninh đối với đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Thông tư này; đôn đốc, theo dõi công tác chuẩn bị phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; phối hợp xử lý các tình huống bất thường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang.

- Thực hiện việc cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn cho người phục vụ thường xuyên chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định; triển khai thông báo mẫu thẻ hoặc pin của Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an khi làm nhiệm vụ phục vụ, bảo đảm an ninh cho các chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; mẫu thẻ, danh sách cấp thẻ của đối tượng trực tiếp tham gia phục vụ sự kiện quốc tế tại cảng hàng không được phép sử dụng thẻ do Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an cấp.

An ninh hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Pháo hoa được mang lên máy bay không? Có bị coi là vật phẩm nguy hiểm không? Hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc lục soát an ninh hàng không đối với tàu bay cần phải được thông báo với cá nhân, cơ quan nào?
Pháp luật
Những thứ cấm đem lên máy bay năm 2024? An toàn hoạt động tại sân bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát an ninh nội bộ là gì? Thực hiện kiểm soát an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót nào?
Pháp luật
Hướng dẫn các giấy tờ nhân thân khi đi máy bay từ ngày 15/02/2024? Quy định về vé, thẻ lên tàu bay và thông tin cá nhân hành khách như thế nào?
Pháp luật
Công tác bảo đảm an ninh hàng không là trách nhiệm của ai? Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan trong ngành hàng không thực hiện công tác thế nào?
Pháp luật
Vị trí đỗ biệt lập là gì? Vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay có thuộc công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của sân bay không?
Pháp luật
Chương trình công tác năm, quý, tháng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành lý thất lạc tại sân bay là gì? Hành lý thất lạc tại sân bay sau khi kiểm tra có cần niêm phong an ninh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh hàng không
573 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào