Hành vi vi phạm do lỗi của bên kia thì có được miễn trách nhiệm áp dụng chế tài trong thương mại không?
- Các trường hợp nào miễn trách nhiệm áp dụng chế tài trong thương mại?
- Có những biện pháp chế tài trong thương mại nào?
- Quy định về áp dụng chế tài trong thương mại đối với vi phạm không cơ bản như thế nào?
- Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định như thế nào?
- Thời hạn khiếu nại về giải quyết tranh chấp trong thương mại là bao lâu?
Các trường hợp nào miễn trách nhiệm áp dụng chế tài trong thương mại?
Theo Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định về những trường hợp miễn trách nhiệm áp dụng chế tài trong thương mại cụ thể như sau:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Cũng theo quy định trên thì bên vi phạm hợp đồng sẽ có nghĩa vụ chứng minh mình thuộc trường hợp miễn trách nhiệm.
Hành vi vi phạm do lỗi của bên kia thì có được miễn trách nhiệm áp dụng chế tài trong thương mại không?
Có những biện pháp chế tài trong thương mại nào?
Tại Điều 292 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Theo đó, sẽ có 7 biện pháp chế tài thương mại như trên
Quy định về áp dụng chế tài trong thương mại đối với vi phạm không cơ bản như thế nào?
Căn cứ vào Điều 293 Luật Thương mại 2005 quy định về áp dụng chế tài trong thương mại đối với vi phạm không cơ bản cụ thể rằng trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
Biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 297 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này.
Theo đó, buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Thời hạn khiếu nại về giải quyết tranh chấp trong thương mại là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 318 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Thời hạn khiếu nại
Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.
Như vậy, thời hạn khiếu nại giải quyết tranh chấp trong thương mại như sau:
- Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
- Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
- Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản được sử dụng tối đa bao nhiêu diện tích?
- Mẫu biên bản bàn giao nhà và trang thiết bị đi kèm sau khi mua bán, cho thuê nhà ở? Tải mẫu tại đâu?
- Lỗi đè vạch liền màu vàng ô tô phạt bao nhiêu tiền 2025? Đè vạch liền màu vàng ô tô gây tai nạn giao thông phạt bao nhiêu?
- Hướng dẫn tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần chi tiết? Thời gian làm thêm giờ là gì?
- Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến từ ngày 1/1/2025 theo Nghị định 172 như thế nào?