Hành nghề tu bổ di tích là làm gì? Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích mới nhất ra sao?

Hành nghề tu bổ di tích là làm gì? Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích mới nhất ra sao? Câu hỏi từ anh H.H - Nghệ An.

Hành nghề tu bổ di tích là làm gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định về hành nghề tu bổ di tích gồm những công việc như sau:

- Hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích;

- Hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích;

- Hành nghề thi công tu bổ di tích;

- Hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích.

Hành nghề tu bổ di tích là làm gì? Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích mới nhất ra sao?

Hành nghề tu bổ di tích là làm gì? Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích mới nhất ra sao? (Hình từ Internet)

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích mới nhất ra sao?

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích mới nhất năm 2024 được quy định tại tiểu mục 9 Mục II Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 945/QÐ-BVHTTDL 2024 như sau:

* Trình tự thực hiện:

- Tổ chức nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao (Sở đã cấp Giấy chứng nhận).

- Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

* Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 31/2024/NĐ-CP;

(2) Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề đã được cấp đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề hoặc Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng, bị hỏng;

Trường hợp bổ sung nội dung hành nghề đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận hành nghề đã cấp, phải gửi kèm theo hồ sơ các bản sao:

- Danh sách người được cấp Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề:

+ Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích.

+ Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế tu bổ di tích.

+ Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề thi công tu bổ di tích.

+ Có ít nhất 01 người được cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công tu bổ di tích .

(3) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

* Thời hạn giải quyết:

- Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề bị mất hoặc bổ sung nội dung hành nghề, thời hạn cấp được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

* Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.

* Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.

* Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích.

* Phí, lệ phí: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 31/2024/NĐ-CP).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Bị mất hoặc bị hỏng;

- Hết hạn sử dụng;

- Bị mất hoặc bị hỏng.

Chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích cấp lại có thời hạn trong bao lâu?

Theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định về nội dung và thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cấp lại được ghi như sau:

Cấp lại Chứng chỉ hành nghề
...
3. Nội dung và thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cấp lại được ghi như sau:
a) Đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề, ghi bổ sung nội dung hành nghề theo thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cũ;
b) Đối với trường hợp hết hạn, nội dung và thời hạn ghi trong Chứng chỉ hành nghề được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới;
c) Đối với trường hợp bị mất hoặc bị hỏng, ghi theo đúng nội dung và thời hạn của Chứng chỉ hành nghề cũ.

Như vậy, đối với trường hợp bổ sung nội dung Chứng chỉ hành nghề thì thời hạn của Chứng chỉ cấp lại bằng với thời hạn Chứng chỉ hành nghề cũ.

Đối với trường hợp hết hạn, thời hạn ghi trong Chứng chỉ hành nghề được thực hiện như quy định đối với trường hợp cấp mới.

Và đối với trường hợp bị mất hoặc bị hỏng thì thời hạn của Chứng chỉ hành nghề mới được ghi giống Chứng chỉ hành nghề cũ.

Tu bổ di tích
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành nghề tu bổ di tích là làm gì? Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích mới nhất ra sao?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích mới nhất ra sao? Tải Đơn đề nghị cấp GCN ở đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích gồm những nội dung gì theo quy định năm 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận hành nghề tu bổ di tích mới nhất năm 2024 theo Nghị định 31?
Pháp luật
Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích cần phải làm những công việc gì trong giai đoạn chuẩn bị thi công tu bổ di tích?
Pháp luật
Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích có được tự mình quyết định lựa chọn thành phần kiến trúc có giá trị nhưng bị xuống cấp không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày tại di tích hay không?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia? Hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích bao gồm những gì?
Pháp luật
Bản vẽ quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích phải có tỷ lệ là 1/50 có đúng không? Định mức dự toán tu bổ, phục hồi di tích theo hướng dẫn của cơ quan nào?
Pháp luật
Báo cáo kết quả khảo sát di tích cần phải nêu rõ thực trạng và kế hoạch phát huy giá trị của di tích hay không?
Pháp luật
Tiến hành tu bổ, phục hồi di tích cần phải đảm bảo yêu cầu nào? Tiến hành tu bổ theo trình tự như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tu bổ di tích
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
182 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tu bổ di tích
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: