Đưa ông Táo về trời năm 2024 vào ngày nào? Tết ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào thứ mấy?

Đưa ông Táo về trời năm 2024 vào ngày nào? Tết ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào thứ mấy? Thắc mắc của chị M.K ở Quảng Nam.

Đưa ông Táo về trời năm 2024 vào ngày nào?

Theo quan niệm từ xưa, cuối năm ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian cả việc tốt lẫn việc xấu và những gì chưa làm được. Từ đó, Thiên đình sẽ đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

Đồng thời, theo quan niệm của ông bà xưa thì ngoài việc là một vị thần cai quản, giám sát mọi hoạt động trong gia đình của gia chủ thì Táo quân còn được xem là vị thần có thể giúp ngăn ma quỷ xâm phạm vào nhà, giữ cho gia đình được bình yên.

Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công ông Táo về trời (hoặc gọi ngắn gọn là đưa ông Táo về trời) luôn được tiến hành.

Theo phong tục, lễ đưa ông táo về trời sẽ được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 âm lịch), hàng năm.

Năm 2024, Lễ đưa ông Táo về trời năm 2024 rơi vào Thứ Sáu ngày 2 tháng 2 năm 2024 dương lịch.

Đưa ông Táo về trời năm 2024 vào ngày nào? Tết ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào thứ mấy?

Đưa ông Táo về trời năm 2024 vào ngày nào? Tết ông Công ông Táo năm 2024 rơi vào thứ mấy? (Hình từ Internet)

Xả rác xuống sông lúc cúng ông Công, ông Táo có thể bị phạt lên đến 2 triệu đồng có đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
...
2. Hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.

Như vậy, đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển thì chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Theo đó, khi cúng ông Công ông Táo mà vứt túi ni lông, xả rác xuống sông có thể được xem là thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông,.. và có thể bị phạt lên đến 2.000.000 đồng.

Tuy nhiên, nếu hành vi nêu trên là việc vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đốt vàng mã cúng Tết ông Công, ông Táo cần lưu ý điều gì?

Hiện nay, quy định pháp luật không cấm người dân đốt vàng mã.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tai khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;
b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này..

Theo quy định trên, có thể thấy đốt vàng mã khi cúng Tết ông Công, ông Táo không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình đốt vàng mã (tại nơi tổ chức lễ hội) khi cúng Tết ông Công, ông Táo người dân cần lưu ý thực hiện đúng nơi quy định.

Cá nhân có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.

Đối với tổ chức vi phạm mức phạt tiền gấp đôi đối với cá nhân.

Tết Nguyên đán 2024
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 của sinh viên các trường Đại học?
Pháp luật
Tết 2024 vào ngày nào dương lịch? Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2024 và Dương lịch 2024 như thế nào?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Âm lịch, Tết Nguyên đán 2024 học sinh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 của học sinh tại TP HCM và Hà Nội có giống nhau không? Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 của học sinh một số địa phương?
Pháp luật
Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên Đán Giáp thìn 2024 ở An Giang? Thời lượng bắn pháo hoa tối đa bao nhiêu phút?
Pháp luật
Bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2024 vào thời khắc nào? Người dân được bắn loại pháo hoa nào dịp Tết Nguyên đán 2024?
Pháp luật
Tổng hợp những địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên Đán năm 2024 tại thành phố Hà Nội? Thời gian bắn pháo hoa ra sao?
Pháp luật
Đếm ngược đến Tết Nguyên Đán 2024? Còn bao nhiêu ngày nữa tới Tết Âm lịch 2024 tính từ khi hết Tết Dương lịch 2024?
Pháp luật
Mùng 1, 2, 3 Tết Nguyên đán 2024 là ngày mấy dương lịch? Tết Nguyên đán hằng năm thường kéo dài bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Ngày 9 tháng 2 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Tháng 2 năm 2024 có bao nhiêu ngày? Năm nay có 30 Tết hay không?
Pháp luật
Lịch bắn pháo hoa tại Lâm Đồng dịp Tết Nguyên Đán 2024? Đà Lạt bắn pháo hoa ở đâu dịp Tết Âm lịch 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tết Nguyên đán 2024
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
7,374 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tết Nguyên đán 2024

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tết Nguyên đán 2024

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào