Đưa hối lộ, môi giới hối lộ có phải là hành vi tham nhũng không? Tài sản tham nhũng có bị thu hồi?
Khái niệm tham nhũng là gì? Vụ lợi là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, nhiều hành vi tham nhũng cụ thể như hành vi tham ô, nhận hối lộ... đã được quy định tương đối sớm.
- Trong đó, người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Khái niệm vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
Đưa hối lộ, môi giới hối lộ có phải là hành vi tham nhũng không? Tài sản tham nhũng có bị thu hồi?(Hình internet)
Các những loại tội phạm tham nhũng nào? Hành vi nào được xem là tham nhũng?
Căn cứ mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:
- Tội tham ô tài sản (Điều 353)
- Tội nhận hối lộ (Điều 354)
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355)
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356)
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357)
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358)
- Tội giả mạo trong công tác (Điều 359).
*Hành vi được xem là tham nhũng:
- Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các hành vi tham nhũng gồm:
+ Tham ô tài sản
+ Nhận hối lộ
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Tài sản tham nhũng có bị thu hồi? Quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng, thanh tra, kiểm toán như thế nào?
- Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
- Thu hồi tài sản tham nhũng được hiểu là quá trình trong đó tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng được truy nguyên, thu hồi và trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
- Tại Điều 93 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các nguyên tắc như:
+ Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
+ Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục
+ Người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật
- Như vậy, quy định pháp luật đã xác định trong quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng, nếu xác định được là tài sản tham nhũng thì phải thu hồi, tịch thu về cho Nhà nước;...
Bên cạnh đó, quy định trong các trường hợp tham nhũng chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng có thể xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (khoản 4 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018).
- Tại điểm k khoản 1 Điều 48 Luật thanh tra 2010 và điểm i khoản 1 Điều 55 Luật thanh tra 2010 quy định người ra quyết định thanh tra có thẩm quyền Quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc bị thất thoát do hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra gây ra.
- Đồng thời, khoản 2 Điều 50 Luật Thanh tra 2010 nêu rõ kết luận thanh tra phải có những nội dung sau:
+ Kết luận thanh tra phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật
+ Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 25/12/2024, trang thông tin điện tử được phân loại như thế nào? Nguyên tắc quản lý trang thông tin điện tử ra sao?
- Quy trình kỹ thuật thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến cơ sở tiếp nhận từ 3/2/2025 ra sao?
- Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? Tổng hợp các đoạn văn tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi?
- Hướng dẫn xử lý tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam .vn từ 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Nghỉ thai sản trùng nghỉ Tết Dương lịch thì có được nghỉ bù không? Lời chúc Tết Dương lịch may mắn, phát tài?