Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?

Cho tôi hỏi quy định về nội dung và mức chi cụ thể của Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Cảm ơn ban tư vấn rất nhiều.

Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?

Đối với quy định về mức chi cụ thể của Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững thì tại Điều 13 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

- Chi tập huấn kỹ thuật sản xuất, nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường cho người tham gia dự án: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

- Chi chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý, chất lượng đồng bộ; quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: Mức hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP trong phạm vi mức hỗ trợ của dự án/kế hoạch liên kết và dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

- Chi hỗ trợ dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm

Nguồn kinh phí hỗ trợ từ các chương trình, đề án có liên quan. Mức hỗ trợ thực hiện theo các quy định hiện hành về dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm.

- Chi hỗ trợ vật tư, nguyên liệu, công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi: Mức hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP trong phạm vi mức hỗ trợ một (01) dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất, dự toán được cấp có thẩm quyền giao và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và khoản 9 Điều 4 Thông tư này.

- Chi hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chi phí thiết lập mà truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Mức hỗ trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, mô hình, kế hoạch liên kết quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP trong phạm vi mức hỗ trợ dự án, mô hình, kế hoạch liên kết và dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

Quy định về nội dung và mức chi cụ thể của Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?

Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?

Quy định về chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất?

Đối với quy định về chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất thì tại điểm a khoản 7 Điều 13 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

Chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất: Mức tối đa 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt tương ứng với từng nguồn vốn (không bao gồm các khoản tài trợ bằng hiện vật và các khoản tài trợ có địa chỉ, mục đích cụ thể hoặc các khoản tài trợ mà nhà tài trợ không đồng ý trích chi phí quản lý);

Nội dung, mức chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất?

Về nội dung, mức chi xây dựng và quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất thì tại điểm b khoản 7 Điều 13 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể là:

- Chi nghiên cứu, lập dự án và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất; xây dựng dự án nhân rộng và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất đã được thử nghiệm thành công: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-KHCN;

- Chi khảo sát, xác định, lựa chọn địa bàn thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất, lựa chọn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) và các hộ khác có nhu cầu, điều kiện để tham gia dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC;

- Chi triển khai, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC;

- Chi các nội dung khác về quản lý dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất (nếu có) theo thực tế phát sinh.

Thông tư 46/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2022.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những kết quả và chỉ tiêu cần đạt được trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dành tối thiểu 75.000 tỷ đồng làm nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 hướng đến những đối tượng nào?
Pháp luật
Phấn đấu đến năm 2025, cả nước giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều?
Pháp luật
Mức chi chung từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được phân bổ chi thế nào?
Pháp luật
Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Pháp luật
03 mức chi hỗ trợ giao dịch việc làm trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực doanh nghiệp và cải thiện dinh dưỡng trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
8,623 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào