Doanh nghiệp cần phải làm gì khi lương tối thiểu vùng tăng từ ngày 01/7/2022 theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP?
- Mức lương tối thiểu vùng tăng lên như thế nào từ ngày 01/7/2022?
- Tăng lương cho người lao động đang nhận lương theo quy định mới về lương tối thiểu vùng?
- Có thể tăng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng cho người lao động từ 01/7/2022?
- Có thể tăng tiền đóng kinh phí công đoàn cho người lao động?
- Doanh nghiệp phải tăng tiền lương ngừng việc cho người lao động?
Mức lương tối thiểu vùng tăng lên như thế nào từ ngày 01/7/2022?
Theo Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng trước ngày 01/7/2022 và Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu từ 01/7/2022 như sau:
Tăng lương cho người lao động đang nhận lương theo quy định mới về lương tối thiểu vùng?
Theo Điều 90 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định về mức lương của người lao động như sau:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Như vậy, mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Từ ngày 01/7/2022 mức lương tối thiểu vùng tăng so với mức lương trước đó, vì vậy, doanh nghiệp cũng phải tăng lương cho người lao động đang nhận lương theo mức lương tối thiểu vùng để đảm bảo lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định.
Doanh nghiệp cần phải làm gì khi lương tối thiểu vùng tăng từ ngày 01/7/2022 theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP?
Có thể tăng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng cho người lao động từ 01/7/2022?
Theo điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:
“Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
…
2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.”
Như vậy, đối với mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Từ 01/7/2022 khi mức lương tối thiểu vùng tăng lên, đối với những doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng có thể phải tăng mức đóng BHXH bắt buộc theo tháng.
Có thể tăng tiền đóng kinh phí công đoàn cho người lao động?
Theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn như sau:
“Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân”
Như vậy, mức đóng kinh phí công đoàn sẽ dựa trên mức lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, từ ngày 01/7/2022 quy định về mức lương tối thiểu vùng tăng lên thì mức đóng kinh phí công đoàn đối với những người lao động có mức lương theo mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ thay đổi.
Doanh nghiệp phải tăng tiền lương ngừng việc cho người lao động?
Theo Điều 99 Bộ Luật Lao động 2019 quy định:
“Điều 99. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Như vậy, khi người lao động ngừng việc tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảm đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu. Từ đó, ngày 01/7/2022 mức lương tối thiểu vùng tăng thì tiền lương ngừng việc tối thiểu cũng phải tăng lên.
Trên đây là bài viết mang tính chất tham khảo dựa vào các quy định pháp luật hiện hành, trong thời gian tới, Nhà nước có thể ban hành những văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung để phù hợp hơn với quy định mới.
Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?