Điều kiện cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiểm toán nhà nước là gì? Tổ chức nào có trách nhiệm cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiểm toán nhà nước?
Điều kiện cấp chứng chỉ bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:
Điều kiện được cấp Chứng chỉ
1. Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.
2. Hoàn thành đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề hoặc đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, đề án phải đạt từ 50% điểm tối đa trở lên theo thang điểm chấm.
3. Chấp hành đầy đủ nội quy học tập theo Quy chế tổ chức lớp học.
Như vậy, để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước, người học phải đáp ứng 03 điều kiện: Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng; Hoàn thành đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, báo cáo chuyên đề hoặc đề án theo quy định (phải đạt từ 50% điểm tối đa trở lên theo thang điểm chấm); Chấp hành đầy đủ nội quy học tập.
Điều kiện cấp chứng chỉ bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước là gì? Tổ chức nào có trách nhiệm cấp chứng chỉ bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước?
Tổ chức nào có trách nhiệm cấp chứng chỉ bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước?
Theo quy định tại Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về cấp chứng chỉ như sau:
Cấp chứng chỉ
1. Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán cấp Chứng chỉ bồi dưỡng cho các chương trình đã được Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, gồm:
a) Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch kiểm toán viên nhà nước;
b) Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
c) Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.
2. Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán có trách nhiệm lập cơ sở dữ liệu để theo dõi và quản lý việc cấp Chứng chỉ theo quy định.
3. Chứng chỉ bồi dưỡng được cấp một lần sau khi khóa học kết thúc. Trường hợp Chứng chỉ bị mất, hư hỏng, người được Cấp chứng chỉ làm đơn đề nghị có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức, viên chức thì được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học.
4. Việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng đối với các chương trình bồi dưỡng ngoài các chương trình quy định tại Khoản 1 Điều này do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.
Như vậy, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán cấp Chứng chỉ bồi dưỡng cho các chương trình đã được Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành. Trong đó bao gồm:
- Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch kiểm toán viên nhà nước;
- Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
- Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.
Có được tự thiết kế chứng chỉ bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:
In và quản lý phôi Chứng chỉ
1. Chứng chỉ bồi dưỡng được sử dụng theo mẫu chung thống nhất trong cả nước do Bộ Nội vụ quy định.
2. Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán chịu trách nhiệm việc in và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý phôi Chứng chỉ các Chương trình bồi dưỡng do Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thực hiện.
3. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm giúp Tổng Kiểm toán nhà nước kiểm tra, giám sát việc in, cấp, quản lý Chứng chỉ của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.
Theo đó, chứng chỉ bồi dưỡng được sử dụng theo mẫu chung thống nhất trong cả nước do Bộ Nội vụ quy định.
Như vậy, không được tự thiết kế chứng chỉ bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước mà phải sử dụng mẫu chung thống nhất trên cả nước.
Sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1280/QĐ-KTNN năm 2022 quy định như sau:
Sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng
1. Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào ngạch, hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.
2. Viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.
3. Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức, viên chức.
Như vậy, viên chức có chứng chỉ bồi dưỡng kiểm toán nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp thì có thể sử dụng chứng chỉ này để để xét điều kiện dự thi nâng ngạch, xét thăng hạng hoặc xét bổ nhiệm vào ngạch cao hơn liền kề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?