Điểm mới Quy định 114-QĐ/TW 2023 về phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ có những gì?

Cho tôi hỏi: Điểm mới Quy định 114-QĐ/TW 2023 về phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ có những gì? - Câu hỏi của anh Phong (Hải Dương).

Điểm mới Quy định 114-QĐ/TW 2023 về phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ có những gì?

Ngày 11/7/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, thay thế Quy định 205-QĐ-TW năm 2019.

Theo đó, Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 đã có nhiều điểm mới về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Cụ thể, các điểm mới Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 bao gồm:

(1) Quy định rõ các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ

Theo Quy định 114-QĐ/TW năm 2023, các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có 03 nhóm chính sau:

- Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

- Hành vi chạy chức chạy quyền;

- Các hành vi tiêu cực khác.

Theo đó, có tổng cộng 19 hành vi được xác định là hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ.

> Xem chi tiết: 19 Hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ

(2) Cấm bố trí người nhà cùng làm lãnh đạo ở 13 ngành

Căn cứ theo khoản 5 Điều 6 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 về trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo trong việc kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Bộ Chính trị thể hiện quan điểm không được phép bố trí người nhà (người có quan hệ gia đình) cùng làm người đứng đầu tại 13 cơ quan sau:

- Nội vụ

- Thanh tra

- Tài chính

- Ngân hàng

- Thuế

- Hải quan

- Công thương

- Kế hoạch đầu tư

- Tài nguyên môi trường

- Quân đội

- Công an

- Toà án

- Viện kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương.

Trong trường hợp không có phương án nhân sự đáp ứng yêu cầu mà nhân sự là người có quan hệ gia đình được tín nhiệm cao phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp uỷ cấp trên trực tiếp trước khi bố trí.

Đối với chức danh thuộc diện cấp uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương; chức danh thuộc diện Trung ương quản lý phải báo cáo Ban Tổ chức Trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền.

(3) Quy định cụ thể về các khâu liên quan trong công tác cán bộ

Các khâu liên quan đến công tác cán bộ, gồm:

- Tuyển dụng, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái;

- Phong, thăng, giáng, tước quân hàm;

- Cho thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, HĐND;

- Tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức;

- Khen thưởng, kỷ luật;

- Kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ.

(4) Xác định rõ về "người có quan hệ gia đình"

Người có quan hệ gia đình theo Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 bao gồm:

- Vợ (chồng);

- Bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng);

- Con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể;

- Anh, chị, em ruột;

- Anh, chị, em ruột của vợ (chồng).

(5) Định nghĩa khái niệm cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm

Cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác cán bộ là người đứng đầu, các thành viên của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo ở địa phương, cơ quan, đơn vị được giao thẩm quyền; người đứng đầu cơ quan tham mưu; cán bộ tham mưu; cán bộ có liên quan trong công tác cán bộ.

(6) Giảm thời gian xem xét quy hoạch cán bộ đối với người bị khiển trách

Theo quy định cũ tại khoản 1 Điều 13 Quy định 205-QĐ-TW năm 2019 thì người bị khiển trách trong công tác cán bộ sẽ bị đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ (nếu đang có trong quy hoạch). Sau thời hạn ít nhất 18 tháng kể từ ngày đưa ra khỏi quy hoạch mới được xem xét quy hoạch cán bộ.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại khoản 1 Điều 14 Quy định 114-QĐ/TW 2023 thì người bị khiển trách được xem xét quy hoạch cán bộ sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành.

Như vậy, thời gian ít nhất để xem xét quy hoạch cán bộ đối với người bị khiển trách được giảm từ 18 tháng xuống còn 12 tháng.

(7) Chuyển công tác đối với cán bộ tham mưu vi phạm kỷ luật, có dư luận xấu

Theo Điều 6 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023, cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo sẽ chuyển đổi vị trí công tác, địa bàn, lĩnh vực đối với cán bộ tham mưu vi phạm kỷ luật, có dư luận xấu hoặc khi cần thiết.

Điểm mới Quy định 114-QĐ/TW 2023 về phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ có những gì?

Điểm mới Quy định 114-QĐ/TW 2023 về phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ có những gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo trong phòng chống tham nhũng công tác cán bộ ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:

Trách nhiệm của thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo
1. Thực hiện nghiêm quyền hạn, trách nhiệm trong công tác cán bộ. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực đến cấp có thẩm quyền những nội dung có liên quan đến nhân sự thuộc thẩm quyền được phân công theo dõi, quản lý; thể hiện rõ chính kiến, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình và được bảo lưu ý kiến.
2. Chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đề xuất, nhận xét, đánh giá, xác nhận hồ sơ, lý lịch, các giấy tờ có liên quan của nhân sự thuộc thẩm quyền được phân công theo dõi, quản lý. Chịu trách nhiệm chung đối với quyết định không đúng của tập thể lãnh đạo về công tác cán bộ, trừ trường hợp đã có ý kiến không đồng ý được ghi trong biên bản cuộc họp hoặc đã báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
3. Tự giác báo cáo với cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo mà mình là thành viên khi xem xét nhân sự là người có quan hệ gia đình với mình.
4. Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tiêu cực, sai phạm trong công tác cán bộ ở địa phương, cơ quan, đơn vị, lĩnh vực thuộc thẩm quyền được giao phụ trách.
5. Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.

Theo đó, trong công tác cán bộ, thành viên cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo có 05 trách nhiệm nêu trên.

Quy định 205-QĐ/TW năm 2019 có còn được áp dụng không?

Căn cứ Điều 16 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 có quy định về hiệu lực thi hành văn bản như sau:

Hiệu lực thi hành
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.

Theo đó, Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 về phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ được đưa vào áp dụng từ ngày 11/7/2023. Thay thế Quy định 205-QĐ-TW năm 2019.

Như vậy, từ ngày 11/7/2023, Quy định 205-QĐ-TW năm 2019 đã không còn được áp dụng.

Xem toàn văn Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 Tại đây.

Phòng chống tham nhũng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng theo quy định cũ
Pháp luật
Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo Quy định 191 thế nào?
Pháp luật
Đảng viên có hành vi tham nhũng tiêu cực trong quản lý sử dụng tài chính công theo kết luận có bị đình chỉ công tác?
Pháp luật
Quy định tiếp nhận quà tặng của đơn vị cơ quan nhà nước? Người đứng đầu đơn vị vi phạm quy định xử lý thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc kiểm soát phòng chống tham nhũng trong công tác xây dựng pháp luật hiện nay?
Pháp luật
06 biện pháp phòng chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật?
Pháp luật
Đảng viên biết mà không báo cáo hành vi tham nhũng tiêu cực bị kỷ luật bằng hình thức nào? Gây hậu quả rất nghiêm trọng có bị khai trừ khỏi Đảng?
Pháp luật
Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
Pháp luật
Phương thức kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 ra sao?
Pháp luật
Những hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công theo Quy định 189 áp dụng từ 8 10?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tham nhũng
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
6,538 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào