Đề xuất Quốc hội phương án đối với thuế tối thiểu toàn cầu? Những kết quả kinh tế đạt được những tháng đầu năm 2023?

Đề xuất Quốc hội về phương án đối với thuế tối thiểu toàn cầu đúng không? Những kết quả kinh tế đạt được những tháng đầu năm 2023 là gì? - Câu hỏi của anh Hùng (Biên Hòa)

Đề xuất Quốc hội về phương án đối với thuế tối thiểu toàn cầu? Chủ trương tiếp tục giảm lãi suất cho vay?

>> Quốc hội: Việt Nam chính thức áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đề cập tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết:

Trước tình hình thế giới thời gian tới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng nặng nề trên nhiều lĩnh vực. Ở trong nước, một số chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh được triển khai thực hiện; nhiều dự án, công trình lớn được đưa vào khai thác, sử dụng, góp phần gia tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng.

Các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng những nội dung trọng tâm, tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cụ thể:

- Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển KTXH. Tập trung cho các động lực tăng trưởng (về tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu); tận dụng tốt các cơ hội và tạo không gian phát triển mới.

- Thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm.

- Điều hành tỷ giá, lãi suất linh hoạt, phù hợp; tập trung chỉ đạo hệ thống ngân hàng tiết giảm chi phí, phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay; bảo đảm thanh khoản hệ thống các tổ chức tín dụng; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; triển khai hiệu quả gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng.

- Tăng cường quản lý thu NSNN, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên.

- Nghiên cứu, đề xuất Quốc hội về phương án đối với thuế tối thiểu toàn cầu và việc miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí một cách phù hợp, hiệu quả.

- Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng xuất khẩu; tận dụng cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định FTA mới (trong đó Hiệp định FTA với Israel dự kiến ký kết trong tháng 6/2023).

- Đẩy nhanh hoàn thuế giá trị gia tăng để góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Xem chi tiết tại đây

Những kết quả kinh tế đạt được những tháng đầu năm 2023?

Theo Báo cáo đầy đủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2022 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH những tháng đầu năm 2023 tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, tình hình kinh tế nước ta những tháng đầu năm 2023 như sau:

- Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm.

Trong đó:

+ Về NSNN: Thu đủ chi, thu NSNN 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 632,5 nghìn tỷ đồng, bằng 39% dự toán, trong khi đã thực hiện chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất từ giữa tháng 4;

+ Về xuất nhập khẩu: Xuất đủ nhập, 4 tháng đầu năm xuất siêu 7,56 tỷ USD;

+ Về an ninh lương thực: Làm đủ ăn, xuất khẩu gần 3 triệu tấn gạo, trị giá 1,56 tỷ USD, tăng 43,6% về lượng và tăng 54,5% về trị giá so với cùng kỳ;

+ An ninh năng lượng được bảo đảm;

+ Cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động.

- Phó Thủ tướng Chính phủ cũng nêu tại báo cáo hiện nay trong điều kiện rất khó khăn, GDP quý I vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng không cao, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có xu hướng giảm, bình quân 4 tháng tăng 3,84%. Cụ thể, CPI tháng 4 giảm 0,34% so với tháng 3, bình quân 4 tháng tăng 3,84% (so với tháng 1 tăng 4,89%, bình quân 2 tháng tăng 4,6%, bình quân 3 tháng tăng 4,18% so với cùng kỳ)

- Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, trong đó lãi suất cho vay bình quân giảm 0,7% so với cuối năm 2022, cụ thể NHNN đã 02 lần giảm các mức lãi suất điều hành từ 0,5 - 1%/năm vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4/2023.

- Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được bảo đảm; thanh toán không dùng tiền mặt đạt kết quả tích cực. Cũng trong quý I/2023 số giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 53,51% về số lượng so với cùng kỳ. Tổng số tài khoản Mobile-Money được đăng ký và sử dụng là hơn 3,71 triệu tài khoản; gần 8,88 nghìn điểm kinh doanh được thiết lập; 15,3 nghìn đơn vị chấp nhận thanh toán; tổng số lượng giao dịch qua tài khoản Mobile-Money là hơn 24,37 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch hơn 1.577 tỷ đồng.

- Thu NSNN 4 tháng ước đạt 632,5 nghìn tỷ đồng, bằng 39% dự toán năm. Xuất siêu 7,56 tỷ USD (cùng kỳ xuất siêu 2,25 tỷ USD). Giải ngân vốn đầu tư công tăng 15 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ.

- Đã công bố Quy hoạch tổng thể quốc gia và phê duyệt nhiều quy hoạch quốc gia, vùng, tỉnh, thành phố.

- Khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, khẳng định vai trò trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế trong khó khăn; sản lượng lúa 4 tháng đạt 12,6 triệu tấn; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) phục hồi trong tháng 4, tăng 3,6% so với tháng 3 và tăng 0,5% so với cùng kỳ.

- Thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 12,8%; thu hút 3,7 triệu lượt khách quốc tế.

- Các tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục đánh giá và dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và thời gian tới.

- Tập trung triển khai nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia (khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam với tổng chiều dài 723,7 km;

- Tháng 6/2023 sẽ phấn đấu khởi công đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, vành đai 4 Hà Nội; thúc đẩy tiến độ Cảng hàng không quốc tế Long Thành...)

Đồng thời, đưa vào khai thác hạ tầng khu kinh tế Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), hồ thủy lợi Đồng Mít (Bình Định), Ea H'Leo (Đắk Lắk), Khánh thành đưa vào sử dụng nhà ga hành khác T2 cảng hàng không quốc tế Phú Bài...

- Hoàn thành, đưa vào sử dụng 310 km đường bộ cao tốc (các tuyến: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Phan Thiết - Dầu Giây, Nha Trang - Cam Lâm, Phan Thiết - Vĩnh Hảo) và một số tuyến đường bộ ven biển (Quảng Ninh, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Định).

Mặt khác, nhiều vấn đề, dự án tồn đọng, kéo dài được tích cực xử lý, đạt kết quả bước đầu; khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Thái Bình 2 sau nhiều năm bị gián đoạn; đang tích cực triển khai các Kết luận của Bộ Chính trị về cơ cấu lại Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng thương mại yếu kém; 03 nhà máy đạm đang cơ cấu lại nợ vay, bước đầu đã có lãi (Hà Bắc, Ninh Bình và DAP số 2 Lào Cai).

Đề xuất Quốc hội phương án đối với thuế tối thiểu toàn cầu? Những kết quả kinh tế đạt được những tháng đầu năm 2023?

Đề xuất Quốc hội phương án đối với thuế tối thiểu toàn cầu? Những kết quả kinh tế đạt được những tháng đầu năm 2023?

Tình hình công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành những tháng đầu năm 2023 như thế nào?

Ngay từ đầu năm Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đã triển khai quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023, trong đó tập trung giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; rà soát, bổ sung, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Tổ chức các Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng trên cả nước gắn với xúc tiến đầu tư vùng, địa phương.

- Chính phủ tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp, buổi làm việc, chuyến công tác, tham vấn ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức quốc tế; rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật và đưa ra các cơ chế, chính sách, giải pháp thuộc thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tổ chức 05 Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công;

- Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm quốc gia; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền sử dụng đất, báo cáo cấp có thẩm quyền về miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và đang xây dựng phương án về thuế tối thiểu toàn cầu; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ; quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản.

- Giao nhiệm vụ cho từng thành viên Chính phủ trực tiếp làm việc với các địa phương để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tập trung hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững; tích cực xây dựng, hoàn thiện và phê duyệt các quy hoạch, ban hành Quy hoạch điện VIII;

- Tháo gỡ khó khăn trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế;

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

- Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, du lịch, giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người dân.

- Tập trung chỉ đạo xử lý các dự án tồn đọng kéo dài (trong đó có 8/12 dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, 06 ngân hàng thương mại yếu kém…).

Đồng thời, chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị quyết 01/NQ-CP 12 nhiệm vụ, giải pháp cho Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025?
Pháp luật
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 nêu ra những nhiệm vụ, giải pháp nào về tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát?
Pháp luật
Những chỉ tiêu nào về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đã được đề ra tại Nghị quyết 103/2023/QH15?
Pháp luật
Đề xuất Quốc hội phương án đối với thuế tối thiểu toàn cầu? Những kết quả kinh tế đạt được những tháng đầu năm 2023?
Pháp luật
Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình thực hiện đầu năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Biểu mẫu sử dụng trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 lĩnh vực giáo dục?
Pháp luật
Bộ Giáo dục xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 lĩnh vực giáo dục đào tạo như thế nào?
Pháp luật
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2023: Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với phát triển thị trường lao động, vốn, bất động sản?
Pháp luật
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 và xu hướng thúc đẩy thích ứng mở cửa sau dịch COVID-19?
Pháp luật
Đánh giá thực hiện phát triển KTXH năm 2022 và dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 như thế nào để phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
827 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào