Đề xuất chức danh được khen thưởng quá trình cống hiến? Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến được xác định như thế nào?

Đề xuất chức danh nào được khen thưởng quá trình cống hiến? Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến được xác định như thế nào? Câu hỏi của cô Hà đến từ Huế.

Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến được xác định như thế nào theo đề xuất mới nhất?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng đã có đề xuất về thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến như sau:

- Cán bộ tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 là những người tham gia cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19 tháng 8 năm 1945, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Cán bộ tiền khởi nghĩa là người tham gia cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Cán bộ hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ là người có thời gian tham gia công tác liên tục từ sau ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

- Cán bộ hoạt động thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là người có thời gian tham gia công tác liên tục trong thời gian từ sau ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954.

- Cán bộ hoạt động thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ là người tham gia công tác liên tục trong khoảng thời gian sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

- Cán bộ công tác trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là người tham gia công tác từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay.

Đề xuất bổ sung chức danh được khen thưởng quá trình cống hiến? Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến được xác định như thế nào?

Đề xuất bổ sung chức danh được khen thưởng quá trình cống hiến? Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

Thời gian, điều kiện áp dụng khen thưởng quá trình cống hiến được đề xuất như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 22 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng quy định như sau:

- Bộ, ban, ngành, tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước khen thưởng quá trình cống hiến cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn khi có thông báo nghỉ chế độ hưu trí.

Trường hợp cá nhân đã được khen thưởng quá trình cống hiến sau đó tiếp tục công tác, đảm nhiệm các chức vụ mới ở các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, nếu có thành tích trong công tác sẽ được đề nghị tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định.

- Không khen thưởng đối với cá nhân bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng, bị kỷ luật ở hình thức ở mức buộc thôi việc; bị tước danh hiệu quân nhân, quân hàm sĩ quan hoặc quân hàm chuyên nghiệp. Đối với cá nhân đã bị kỷ luật khai trừ Đảng, sau đó đã sửa chữa khuyết điểm, phấn đấu và được kết nạp lại vào Đảng, nếu đạt tiêu chuẩn theo quy định thì thời gian sau khi kết nạp Đảng lần sau được xét khen thưởng.

- Hạ một mức khen đối với cá nhân đã bị kỷ luật lưu Đảng, khai trừ ra khỏi Đảng sau đó được kết nạp lại, cá nhân: Bị cách chức, giáng chức, giáng cấp bậc quân hàm, hạ bậc lương, cảnh cáo. Hình thức kỷ luật chỉ xem xét một lần đối với một hình thức khen thưởng (những lần xét khen sau không căn cứ vào hình thức kỷ luật đã xét khen thưởng lần trước).

- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương xin ý kiến Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước khen thưởng.

Đề xuất một số đối tượng khen thưởng quá trình cống hiến?

Căn cứ tại Điều 23 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng đề xuất về chức danh tương đương để xét khen thưởng quá trình cống hiến gồm:

- Chức danh tương đương Bộ trưởng.

- Chức danh tương đương Thứ trưởng, Phó Trưởng ban Đảng, Phó Trưởng đoàn thể Trung ương.

- Chức danh tương đương Vụ trưởng (Cục trưởng); Chức danh tương đương Phó Vụ trưởng (Phó Cục trưởng).

- Chức danh tương đương Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chức danh tương đương Giám đốc Sở, Trưởng các đoàn thể cấp tỉnh.

- Chức danh tương đương Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Xem toàn bộ Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng: tại đây.

Khen thưởng quá trình cống hiến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thành viên Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước đạt nhiều thành tích trong công tác thi đua khen thưởng thì được bổ nhiệm bao nhiêu nhiệm kỳ?
Pháp luật
Khen thưởng quá trình cống hiến được hướng dẫn thực hiện theo quy định mới nhất 2024 như thế nào?
Pháp luật
Đề xuất chức danh được khen thưởng quá trình cống hiến? Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến được xác định như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ đã chuyển công tác ra ngoài Quân đội có phải kê khai quá trình công tác để được khen thưởng quá trình cống hiến không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khen thưởng quá trình cống hiến
2,568 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khen thưởng quá trình cống hiến
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: